Tâm lý học Adler nói, lý do của "không thể thay đổi" là vì không muốn thay đổi.
Mỹ: Nghi vấn tái dương tính với COVID-19 sau dùng thuốc kháng virus
Nguy cơ và triệu chứng mắc bệnh đậu mùa khỉ ở trẻ em
Mẹo thoát khỏi cơn buồn ngủ ban ngày
Cẩn trọng: Cúm gia cầm có thể là “đại dịch” tiếp theo!
"Cảm thức cộng đồng" là khái niệm mấu chốt và khó hiểu nhất của tâm lý học Adler. Theo triết gia, "nhìn bằng mắt người khác, nghe bằng tai người khác, cảm nhận bằng tâm hồn người khác" sẽ giúp bạn hiểu được. Rằng, điều đó cần kỹ năng thấu cảm và bước đầu tiên của thấu cảm là quan tâm tới những điều người khác quan tâm.
Chàng thanh niên: Tôi nghe đây. Tôi sẽ phải học lại điều gì từ Adler vậy?
Triết gia: Khi xác định lời nói hành động của bản thân hay người khác, hãy nghĩ tới "mục đích" ẩn chứa trong đó.
Chàng thanh niên: Tôi hiểu rồi, "thuyết mục đích" có phải không?
Triết gia: Liệu cậu có thể giải thích một cách đơn giản cho tôi không?
Chàng thanh niên: Tôi sẽ thử. Cho dù có chuyện gì xảy ra trong quá khứ thì điều đó cũng chẳng quyết định gì cả. Có hay không có sang chấn tâm lý trong quá khứ cũng chẳng ảnh hưởng gì. Bởi vì, con người không phải là một tồn tại bị "nguyên nhân" trong quá khứ điều khiển mà đang sống theo "mục đích" hiện tại. Chẳng hạn, có người than thở "do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên tính cách khép kín", đây là lời nói dối cuộc đời. Thực ra là người đó có mục đích "không muốn bị tổn thương trong mối quan hệ với người khác" trước và để đạt được mục đích đó, mới chọn "tính cách khép kín" không giao thiệp với ai. Nhằm bao biện cho việc lựa chọn tính cách đó, người đó đưa ra lý do "hoàn cảnh gia đình trước đây khó khăn..."... Là như vậy nhỉ?
Triết gia: Vâng. Cậu nói tiếp đi.
Chàng thanh niên: Nghĩa là, chúng ta không phải là những tồn tại được tạo nên bởi những sự kiện trong quá khứ mà chúng ta tự quyết định cuộc đời mình bằng cách "gán ý nghĩa" cho những sự kiện đó.
Triết gia: Đúng vậy.
Chàng thanh niên: Và lúc đó, thầy đã nói thế này: "Cho dù phần đời từ trước nay có xảy ra chuyện gì chăng nữa cũng không được ảnh hưởng đến cuộc sống của phần đời từ nay trở đi. Người quyết định cuộc sống của cậu chính là bản thân cậu đang sống ở ngay tại đây, vào lúc này." Tôi hiểu như vậy có gì sai không?
Triết gia: Cảm ơn cậu. Không hề sai. Chúng ta không phải là những tồn tại yếu đuối đến mức bị sang chấn tâm lý trong quá khứ chi phối. Tư tưởng của Adler dựa trên niềm tin mạnh mẽ vào phẩm cách và năng lực của con người, rằng "Con người là một tồn tại luôn có thể tự quyết định được".
Chàng thanh niên: Vâng. Tôi hiểu. Chỉ có điều tôi vẫn chưa vứt bỏ hết được sức mạnh của "nguyên nhân". Thật khó khi chỉ dùng "mục đích" để giải thích mọi chuyện. Bởi vì giả sử, nếu có mục đích là "không muốn dính dáng đến người khác" đi chăng nữa thì chắc chắn "nguyên nhân" sinh ra mục đích đó phải nằm ở đâu đó. Đối với tôi, thuyết mục đích dù có là một quan điểm mang tính bước ngoặt thì cũng không phải chân lý cho tất cả.
Triết gia: Như vậy cũng được thôi. Qua buổi đối thoại đêm nay, có thể sẽ có gì đó thay đổi, cũng có thể không. Vì người quyết định là cậu nên tôi không ép. Cậu hãy nghe coi như để tham khảo thêm một quan điểm nhé.
Chúng ta là những tồn tại luôn có thể tự quyết định. Là những tồn tại có thể lựa chọn một bản thân mới mẻ. Dẫu vậy, chúng ta mãi không thay đổi được bản thân, dù có mong muốn tha thiết. Tại sao lại như vậy?... Ý kiến của cậu thế nào?
Chàng thanh niên: Vì không thực sự muốn thay đổi.
Triết gia: Chính là nó đấy. Điều này gắn liền với câu hỏi "thay đổi là gì?" Nếu nói một cách cực đoan thì thay đổi chính là chết.
Chàng thanh niên: Thay đổi là chết?
Triết gia: Chẳng hạn, cậu buồn phiền về cuộc đời mình. Cậu muốn thay đổi bản thân. Nhưng thay đổi bản thân nghĩa là chối bỏ, là phủ nhận "bản thân từ trước đến giờ", muốn "bản thân từ trước đến giờ" không bao giờ xuất hiện, hay nói một cách khác là chôn vùi dưới mộ đá. Bởi vì làm như vậy mới tái sinh thành một "bản thân mới mẻ". Vậy nên, dù có bất mãn với hiện tại đến mấy, liệu cậu có thể chọn "cái chết" hay không? Cậu có thể ném mình vào bóng tối không nhìn thấy đáy không?... Việc này không hề đơn giản.
Chàng thanh niên: Hừm...
Triết gia: Vậy, cậu nghĩ rằng, khi tích cực khẳng định "bản thân của hiện tại", quá khứ của người đó sẽ được nhuộm bằng tông màu gì?
Chàng thanh niên: À, nghĩa là...
Triết gia: Câu trả lời chỉ có một. Nghĩa là khái quát rằng "đã có nhiều chuyện xảy ra nhưng thế này là tốt rồi".
Chàng thanh niên: ... Khẳng định "quá khứ" bất hạnh để khẳng định "hiện tại".
Triết gia: Đúng vậy. Những người bày tỏ lòng biết ơn "Con cảm ơn thầy cô đã dạy bảo nghiêm khắc" mà cậu nói lúc nãy ấy, họ đang tích cực khẳng định "bản thân của hiện tại". Kết quả là tất cả quá khứ đều trở thành những kỷ niệm đẹp. Không thể dùng những lời cảm ơn được nói ra vì lý do đó để thừa nhận một nền giáo dục độc đoán được.
Chàng thanh niên: Vì muốn nghĩ rằng "thế này là tốt rồi" nên quá khứ trở thành những kỷ niệm đẹp... Chà, thú vị thật! Quả là lập luận vô cùng thú vị so với tâm lý học trên bàn giấy đấy. Nhưng tôi không thể đồng ý với giải thích đó. Tại sao ư? Tôi chính là bằng chứng. Tôi hoàn toàn không giống với những điều thầy vừa nói. Tôi vẫn còn bất mãn với những giáo viên nghiêm khắc, vô lý hồi trung học và dù nói ra thật không phải nhưng tôi cũng chẳng thấy biết ơn gì cả. Không thể có chuyện cuộc sống thời đi học giống như địa ngục đó lại trở thành kỷ niệm đẹp được.
Triết gia: Đó là vì cậu đang không hài lòng với "bản thân của hiện tại".
Chàng thanh niên: Thầy nói sao?
Triết gia: Nói trắng ra thì để hợp thức hóa "bản thân của hiện tại" còn xa với lý tưởng, cậu đã tô xám lên quá khứ. Và đang sống trong khả năng "nếu được gặp những giáo viên lý tưởng trong một ngôi trường lý tưởng thì mình đâu có thành ra thế này".
Chàng thanh niên: Hừm. Thầy thô lỗ quá. Căn cứ vào đâu mà thầy đưa ra suy luận tiêu cực đó?
Triết gia: Liệu có thể khẳng định là suy luận tiêu cực không? Bởi vì vấn đề không phải đã xảy ra chuyện gì trong quá khứ mà là "bản thân của hiện tại" gán cho quá khứ đó như thế nào.
Chàng thanh niên: Thầy hãy rút lại những lời mình vừa nói đi. Thầy thì hiểu gì về tôi chứ?!
Triết gia: Nghe này, trong thế giới của chúng ta không hề tồn tại "quá khứ" thực sự. Chỉ có đủ cách diễn giải khác nhau được nhuộm màu theo những "hiện tại" khác nhau của mỗi người.
Chàng thanh niên: ...Không tồn tại quá khứ trên thế giới này?
Triết gia: Đúng vậy. Quá khứ không phải là thứ ta không thể lấy lại mà chỉ đơn thuần là "không tồn tại". Chỉ cần không dính dáng đến nó sẽ không bị bản chất của thuyết mục đích tác động.
Chàng thanh niên: Hừ, tôi bực rồi đấy! Hết suy luận tiêu cực thầy lại nói "quá khứ không hề tồn tại" sao? Thầy đưa ra những lời dối trá đầy mâu thuẫn rồi định dùng nó đánh lạc hướng tôi à?! Được thôi, tôi sẽ chỉ ra từng mâu thuẫn một.
Triết gia: Thật ra đây là một quan điểm khó chấp nhận. Nhưng nếu cứ bình tĩnh nêu ra các sự thật thì chắc chắn cậu sẽ đồng ý thôi. Vì cậu không còn lựa chọn nào khác.
Chàng thanh niên: Có vẻ như sức nóng của tư tưởng đã khiến thầy không còn minh mẫn nữa rồi! Nếu quá khứ không tồn tại thì "lịch sử" là gì sao? Thầy nói rằng cả Sokrates và Platon vô cùng yêu quý của mình cũng không tồn tại sao? Vậy thì thầy sẽ bị nhạo báng là phi khoa học đó!
Triết gia: Lịch sử là câu chuyện dài, liên tục bị những kẻ nắm quyền qua các thời đại bóp méo một cách khéo léo dựa vào lý lẽ "ta chính là chính nghĩa". Mọi niên biểu và sách lịch sử đều là những tài liệu giả được biên soạn để chứng minh cho tính hợp pháp của những kẻ nắm quyền. Trong lịch sử "hiện tại" thường chính xác nhất, nếu một thế lực nào đó bị lật đổ thì một chính khách mới sẽ viết lại quá khứ, chỉ để chứng minh cho tính hợp pháp của bản thân. Ở đó không tồn tại "quá khứ" với ý nghĩa vốn có của nó.
Chàng thanh niên: Nhưng...
Triết gia: Giả sử, một tổ chức vũ trang ở một nước nọ lên kế hoạch đảo chính. Trong trường hợp bị trấn áp, đảo chính thất bại, hẳn họ sẽ gánh chịu ô danh phản nghịch trong lịch sử. Ngược lại, nếu đảo chính thành công, chính phủ đương thời bị lật đổ, họ sẽ được lưu danh trong lịch sử như những anh hùng đã chống lại áp bức.
Chàng thanh niên: ...Bởi vì lịch sử luôn do người thắng cuộc viết lại?
Triết gia: Mỗi cá nhân chúng ta cũng vậy. Con người ai cũng là nhà biên tập câu chuyện của đời "tôi" và quá khứ được thoải mái viết lại để chứng minh cho sự hợp lý của "tôi hiện tại".
Chàng thanh niên: Không đúng. Trường hợp cá nhân thì không phải như vậy. Quá khứ, rồi ký ức của mỗi cá nhân nữa, là lĩnh vực của khoa học nghiên cứu não bộ. Thầy hãy rút lui đi! Đây không phải lĩnh vực dành cho triết gia lỗi thời như thầy!
Triết gia: Về ký ức thì hãy nghĩ thế này. Từ rất nhiều sự kiện xảy ra trong quá khứ, con người chỉ chọn những sự kiện phù hợp với "mục đích" của hiện tại, gán ý nghĩa cho nó rồi coi đó là ký ức của mình. Nói cách khác là loại bỏ những sự kiện đi ngược với mục đích hiện tại.
Chàng thanh niên: Thầy nói sao cơ?
Triết gia: Tôi xin giới thiệu một trường hợp tôi đã tư vấn. Khi tôi tư vấn cho một người đàn ông, anh ấy nhớ lại thời thơ ấu của mình và kể rằng "tôi từng bị chó cắn". Theo lời anh ấy thì ngày nào mẹ cũng dặn "nếu thấy chó hoang thì phải đứng im, bỏ chạy là nó sẽ đuổi theo", vì hồi xưa nhiều chó hoang lắm. Rồi một ngày, anh ấy gặp một con chó hoang trên đường. Đám bạn đi cùng đều bỏ chạy nhưng anh ấy nghe lời mẹ dặn nên chỉ đứng yên tại chỗ. Vậy mà con chó đó đã tấn công, cắn vào chân anh ấy.
Chàng thanh niên: Thầy cho rằng ký ức đó là giả tạo?
Triết gia: Không phải giả tạo. Việc anh ấy bị cắn là thật. Tuy nhiên câu chuyện còn đoạn tiếp theo. Sau nhiều lần tư vấn, anh ấy mới nhớ lại được rằng, trong lúc bị chó cắn chưa đứng dậy được, một người đàn ông đi xe đạp đã đỡ anh ấy dậy rồi đưa đến bệnh viện. Hồi mới đến tư vấn, anh ấy mang lối sống (thế giới quan) cho rằng "thế giới là nơi nguy hiểm, con người là kẻ thù của tôi". Đối với anh ấy, ký ức bị chó cắn là sự kiện tượng trưng cho thế giới này nguy hiểm. Nhưng khi dần dà thấy rằng, "thế giới là một nơi an toàn, mọi người là bạn của mình, anh ấy đã tìm lại được câu chuyện minh chứng cho điều đó.
Chàng thanh niên: Ừm.
Triết gia: Mình đã bị chó cắn? Hay đã được người khác giúp đỡ? Lý do tâm lý học Adler được coi là "Tâm lý học ứng dụng" nằm ở quan điểm "có thể lựa chọn cuộc đời của mình" này. Không phải "quá khứ" quyết định "hiện tại" mà "hiện tại" của cậu đang quyết định "quá khứ".
Trích: Dám hạnh phúc - Kishimi Ichiro & Koga Fumitake
Nhà xuất bản Nhã Nam phát hành.
Bình luận của bạn