Những triệu chứng và nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ ở trẻ em - Ảnh: USAToday.
WHO: Đột biến gene có thể khiến virus đậu mùa khỉ lây lan nhanh chóng
Nguy cơ bùng phát, lây nhiễm đậu mùa khỉ tại Việt Nam thấp
Đặt lại tên mới cho các biến thể virus đậu mùa khỉ, tránh hiểu lầm
Liên tiếp nhiều nước ghi nhận các ca tử vong vì bệnh đậu mùa khỉ
Trẻ em có nguy cơ mắc đậu mùa khỉ không?
Theo Today, tuần trước, New York báo cáo trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên ở người dưới 18 tuổi và không rõ đứa trẻ này nhiễm bệnh như thế nào.
Các ca bệnh cũng đã được ghi nhận ở các bang Oregon, Texas, Maine, Florida, Indiana, California và Washington. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC), ít nhất 17 trẻ em từ 0 - 15 tuổi đã phát hiện mắc bệnh đậu mùa khỉ, cho thấy đây không phải là căn bệnh chỉ tấn công ở một nhóm dân số nhất định. Trong đó, có 6 trường hợp là trẻ em từ 0 - 5 tuổi, 7 trẻ từ 6 - 10 tuổi và 4 trẻ từ 11 - 15 tuổi, theo CBSNews.
Chính quyền của Tổng thống Joe Biden gần đây đã tuyên bố bệnh đậu mùa khỉ là một trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng. Tính đến ngày 25/8, Mỹ đã xác nhận gần 17.000 trường hợp mắc bệnh đậu mùa ở khỉ hoặc Orthopoxvirus (họ virus của bệnh đậu mùa ở khỉ) trên 50 tiểu bang, theo CDC.
Theo CDC, trong lịch sử, bệnh đậu mùa khỉ cũng đã được ghi nhận ở trẻ em và thanh thiếu niên sống ở các vùng căn bệnh này là đặc hữu. Một khi nhiễm virus, bệnh cảnh của trẻ em tương tự người lớn.
Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa biết liệu trẻ em có dễ mắc đậu mùa khỉ hơn người lớn hay không và biểu hiện lâm sàng có gì khác biệt không.
Trẻ em có thể nhiễm bệnh khi tiếp xúc với dịch tiết đường hô hấp và tổn thương của người, động vật mắc bệnh hoặc qua quần áo, khăn tắm, đồ vệ sinh cá nhân, giường ngủ của người bệnh. Bệnh đậu mùa khỉ cũng có thể lây truyền cho thai nhi trong khi bà mẹ mang thai hoặc cho trẻ sơ sinh khi tiếp xúc gần trong và sau khi sinh.
Đậu mùa khỉ từng là căn bệnh hiếm gặp và chỉ xuất hiện ở một số nơi tại Châu Phi. Nhưng kể từ tháng 5, căn bệnh này gây ra làn sóng dịch mới, phát ra ra hơn 100 quốc gia. Hiện có hơn 46.000 trường hợp mắc bệnh đậu mùa ở khỉ đã được báo cáo ở 91 quốc gia trên khắp thế giới. Cho đến nay, 13 người đã tử vong trong đợt bùng phát đậu mùa khỉ này. Mỹ đang "dẫn đầu" các nước về số ca mắc đậu mùa khỉ.
Triệu chứng đậu mùa khỉ ở trẻ em
Theo Usatoday, các triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ ở trẻ em và thanh thiếu niên tương tự người lớn, thường bắt đầu trong vòng 3 tuần kể từ khi tiếp xúc. Chúng bao gồm sốt, ớn lạnh, sưng hạch bạch huyết, kiệt sức, đau cơ, đau lưng, nhức đầu, các triệu chứng hô hấp và phát ban. Trong đó, điển hình nhất là phát ban tiến triển từ tổn thương dát mỏng đến mụn nước, mụn mủ và cuối cùng là đóng vảy, theo CDC.
Trong đợt bùng phát hiện nay ở người lớn, phát ban đậu mùa khỉ thường nằm trên hoặc gần bộ phận sinh dục hay hậu môn, nhưng nó cũng có thể xuất hiện trên các khu vực khác, chẳng hạn như bàn tay, bàn chân, ngực, mặt hoặc miệng. Một số trường hợp khác có thể gặp các triệu chứng giống như cúm và sau đó phát ban từ 1 - 4 ngày sau đó.
Theo CDC, nhóm trẻ có nguy cơ trở nặng khi mắc đậu mùa khỉ là những trẻ dưới 8 tuổi. Các em có xu hướng gặp biến chứng như viêm phổi, viêm não. Các vết loét do virus đậu mùa khỉ gây cũng dễ dẫn đến nhiễm trùng, viêm mô tế bào, nhiễm trùng máu.
Làm gì khi trẻ mắc bệnh đậu mùa khỉ?
Theo CDC, cả người lớn và trẻ em mắc đậu mùa khỉ đều cần được theo dõi chặt chẽ trong suốt thời gian bị bệnh. Phác đồ điều trị cho trẻ em, thanh thiếu niên mắc bệnh cũng tương tự người lớn.
Giống như các biện pháp cách ly liên quan đến COVID-19, trẻ em bị nhiễm bệnh đậu mùa khỉ nên cách ly ít nhất 21 ngày, tránh tiếp xúc với những người chưa bị nhiễm bệnh và vật nuôi cho đến khi phát ban hết, vảy bong ra và một lớp da mới hình thành. Trẻ sơ sinh ở trong phòng riêng và không tiếp xúc với cha mẹ, người chăm sóc bị bệnh hoặc có tiền sử tiếp xúc nguồn lây.
Trong thời gian cách ly, CDC khuyến cáo nên che phủ các vết thương để tránh trẻ em gãi và chạm vào mắt.
Tiến sĩ Allison Bartlett, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm nhi khoa tại Bệnh viện Đại học Chicago Medicine Comer Children (Mỹ) cho biết: "Nếu thực sự xuất hiện một nốt phát ban đậu mùa khỉ trên mắt, trẻ có thể bị viêm nhiễm và để lại sẹo, có thể ảnh hưởng đến thị lực của trẻ".
Bình luận của bạn