- Chuyên đề:
- Mất ngủ
Tắm nước lạnh hay nước nóng tốt hơn cho giấc ngủ? Nên tắm buổi sáng hay buổi tối?
Mãn kinh + Mất ngủ = Chết sớm?
Loài cây mang tên đam mê và khả năng chữa bệnh lạ kỳ
Kết hợp rễ cây nữ lang và melatonin để chữa mất ngủ có an toàn?
Ăn không ngon, ngủ không sâu giấc là bệnh gì?
Sáng: Tắm nước lạnh
Tắm nước lạnh vào sáng sớm không chỉ giúp rửa sạch độc tố cơ thể sản sinh ra khi ngủ dậy, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp tinh thần sảng khoái, giảm mệt mỏi, tạo ra sức sống tràn đầy cho ngày làm việc, mà còn giúp ích cho giấc ngủ ban đêm.
Nếu hình thành thói quen tắm nước lạnh vào sáng sớm sẽ tăng cường chức năng của trung khu, thần kinh điều hành giúp cơ thể được cân bằng. Bên cạnh đó, như một quy luật tất yếu, nếu ban ngày tinh thần vui vẻ, làm việc và học tập đạt hiệu quả cao thì buổi tối ngủ sẽ ngon giấc hơn.
Có 2 phương pháp tắm nước lạnh vào sáng sớm:
Lau người: Dùng khăn tắm thấm nước lạnh và lau cơ thể.
Tắm gội bằng nước lạnh: Trước khi tắm gội bằng nước lạnh cần phải thực hiện một số bài luyện tập để làm nóng người như chạy bộ, nhảy dây, bodyweight… Làm như vậy sẽ giúp cơ thể có sự chuẩn bị thích ứng với tắm lạnh.
Lưu ý:
- Nhiệt độ của nước cần phải phụ thuộc vào thời gian tắm và tình trạng sức khỏe của từng người. Khi mới bắt đầu luyện tập tắm nước lạnh, hãy dùng nước có nhiệt độ khoảng 31- 32°C. Sau khi đã luyện tập nhiều lần và cơ thể đã thích ứng hơn thì có thể sử dụng nước lạnh hơn, tối thiểu là 14°C.
- Sau khi tắm nước lạnh xong cần phải dùng khăn bông tắm lau đi lau lại người nhiều lần, để cơ thể nóng dần lên.
- Không nên tắm nước lạnh vào sáng sớm khi trời lạnh và bản thân đang bị ốm, bệnh.
- Người bị tăng huyết áp không nên tắm nước lạnh.
Tối: Tắm nước ấm
Trước khi con người chìm vào giấc ngủ, nhiệt độ của cơ thể tự nhiên giảm xuống. Điều này kích hoạt các phản ứng tự động khác trong cơ thể. Khi sự thay đổi này xảy ra, nhiệt độ cơ thể thoát qua da, đó là lý do tại sao bạn có thể nhận thấy làn da luôn ấm áp vào ban đêm. Theo nhà nghiên cứu giấc ngủ Jessa Gamble, tắm trước khi ngủ giúp hạ nhiệt cơ thể, giữ cho cơ thể con người ấm áp và đi vào giấc ngủ dễ hơn. Hơn nữa, sau 1 ngày làm việc căng thẳng, tắm bằng nước ấm như một biện pháp giảm đau và giảm stress hiệu quả.
Có 2 phương pháp tắm nước ấm trước khi ngủ:
Tắm vòi hoa sen: Tắm trong 10 phút là đủ, kết hợp với xoa bóp, massage rất có lợi cho sức khoẻ và giấc ngủ. Có thể dùng khăn ẩm chà xát lưng, ngực, hai tay và hai chân.
Tắm bồn: Nên ngâm người trong bồn tắm 3 - 5 phút, sau đó bước ra nghỉ ngơi 1 chút rồi lại vào bồn. Lặp lại 2 - 3 lần như vậy có thể khiến cho cơ thể duy trì được trạng thái tốt nhất. Có thể cho thêm vài giọt tinh dầu hoặc muối tắm vào bồn để tăng thêm hiệu quả cho giấc ngủ.
Lưu ý:
- Nhiệt độ nước tắm: Nước dùng để tắm nên có nhiệt độ trong khoảng từ 35°C - 37°C, hoặc từ 37°C - 45°C.
- Không nên tắm quá 5 phút.
- Vào mùa Đông, sau khi tắm xong phải ủ ấm ngay bằng quần áo hoặc lò sưởi. Những người huyết áp cao không nên tắm nước lạnh.
- Người bị hạ huyết áp không nên tắm nước ấm bởi nhiệt độ nước cao hơn nhiệt độ cơ thể có thể gây shock đột ngột, làm các huyết quản giãn nở, dẫn tới hiện tượng não bộ không cung cấp máu kịp thời tới các bộ phận trên cơ thể, gây mệt mỏi, kiệt sức, thậm chí dẫn tới tử vong.
Hỗ trợ điều trị mất ngủ, khó ngủ
Các chuyên gia khuyến cáo, nên ngủ đủ 7 - 8 tiếng mỗi ngày. Để có được một giấc ngủ thật chất lượng, hãy lưu ý những điều sau: Tránh dùng rượu bia và các thức uống có chất kích thích như cà phê hoặc trà vào gần giờ đi ngủ; Không hút thuốc lá; Tránh hoạt động nhiều về trí não và thể chất ngay trước giờ đi ngủ; Giữ phòng ngủ yên tĩnh, tối và mát mẻ; Không lạm dụng thuốc ngủ; Sử dụng thực phẩm chức năng giúp ngủ ngon có thành phần tự nhiên như Nữ lang, Bình vôi, Trinh nữ, Lá sen...
Biết Tuốt H+
Bình luận của bạn