Rượu, bia và các loại đồ uống có cồn là một phần không thể thiếu trong những buổi tiệc cuối năm.
Bia và rượu, thứ nào hại hơn?
Phòng tránh ngộ độc rượu khi tiệc tùng ngày Tết
Podcast: Người bệnh gout cần làm gì để giữ sức khỏe qua mùa tiệc tùng?
4 gia vị giúp duy trì vòng eo trong những buổi tiệc tùng cuối năm
Theo TS. Elizabeth Dunn, giáo sư tâm lý học tại Đại học British Columbia (Canada), chúng ta thường đánh giá thấp niềm vui từ việc giao tiếp và tương tác xã hội. Bản chất con người là sinh vật xã hội, luôn khao khát kết nối với người khác để cảm thấy hạnh phúc và trọn vẹn. Điều quan trọng là những kết nối này hoàn toàn có thể được xây dựng mà không cần đến chất kích thích. Dưới đây là một số mẹo giao tiếp xã hội có thể giúp bạn vui vẻ trọn vẹn tại các buổi tiệc mà không cần sử dụng đến rượu:
1. Chuẩn bị một thái độ tích cực và thoải mái
Theo TS. Gillian Sandstrom, giảng viên cao cấp về tâm lý học tại Đại học Sussex (Anh), mọi người thường có xu hướng lo lắng quá mức trước khi bắt chuyện với người lạ trong các bữa tiệc. Nỗi lo này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, như thiếu tự tin; sợ cuộc trò chuyện sẽ rơi vào im lặng ngượng ngùng hoặc không biết nói gì…Tuy nhiên, khi thực sự nói chuyện với người lạ, kết quả sẽ thú vị và đỡ hơn rất nhiều so với những gì họ đã hình dung.
Do đó, để tận hưởng niềm vui, mở rộng mối quan hệ, học hỏi điều mới… từ việc giao tiếp với người khác, thái độ tự tin và tinh thần thoải mái là yếu tố then chốt. Để có thể giúp bạn cảm thấy tự tin hơn trong một buổi tiệc, bạn có thể cầm một món đồ uống không cồn trên tay để loại bỏ cảm giác "trống trải" và cũng có thể là một "chủ đề" nhỏ để bắt chuyện với người khác.
Trong trường hợp có người hỏi bạn về lý do không uống rượu, thay vì phải giải thích dài dòng hoặc cảm thấy khó xử, bạn chỉ cần một câu trả lời đơn giản và trung thực như "Đồ uống có cồn khiến tôi cảm thấy không được khỏe." Điều này sẽ giúp tránh những cuộc tranh luận không cần thiết và giữ cho cuộc trò chuyện được thoải mái.
2. Làm chủ bữa tiệc
Khoa học hành vi chưa có nhiều nghiên cứu về cách tốt nhất để giúp một người cảm thấy thoải mái và tự tin hơn mà không cần đến chất kích thích. Việc hoàn toàn loại bỏ sự e dè có thể là một thách thức, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát những suy nghĩ đó và vượt qua chính mình.
Để giảm bớt sự tự ti, điều quan trọng nhất là ngừng tập trung vào bản thân. TS. Nicholas Epley, giáo sư khoa học hành vi tại Trường Kinh doanh Booth thuộc Đại học Chicago (Mỹ), cho biết đến một bữa tiệc và lo lắng về những gì người khác nghĩ về mình chắc chắn sẽ khiến bạn có một trải nghiệm tồi tệ.
Thay vào đó, giải pháp dành cho bạn là hãy tập trung vào người khác. TS. Epley giải thích: “Khi bạn đặt mục tiêu tiếp cận mọi người để khám phá những câu chuyện thú vị của họ, những tiếng nói nghi ngờ và sự tự ti bên trong bạn sẽ dần biến mất.”
3. Bắt chuyện với những chủ đề an toàn và hấp dẫn
Bạn không biết nên bắt đầu câu chuyện như thế nào? Jessica St. Clair và Casey Wilson, hai chuyên gia về giao tiếp người Mỹ, gợi ý bộ ba chiến thuật để bắt đầu và duy trì cuộc trò chuyện, bao gồm:
1. Đặt câu hỏi: Hỏi người đối diện về bản thân họ, sở thích, công việc,...
2. Đưa lời khen: Khen ngợi một cách chân thành về trang phục, kiểu tóc, hoặc một điều gì đó mà bạn thấy ấn tượng ở họ.
3. Thể hiện sự đồng cảm: Cho thấy bạn hiểu và chia sẻ cảm xúc của người đối diện.
Ngoài bộ ba chiến thuật trên, hai chuyên gia còn gợi ý nên lựa chọn những chủ đề trò chuyện không quá nhạy cảm, hoặc gây tranh cãi nhưng lại đủ thú vị để thu hút sự chú ý. Ví dụ như những câu chuyện có yếu tố tâm linh, chiêm tinh học, hoặc bình luận về các chương trình truyền hình. Những chủ đề này thường dễ dàng khơi gợi sự tò mò và tạo ra những cuộc trò chuyện sôi nổi.
Bình luận của bạn