Bán thực phẩm giả có thể gây ảnh hưởng nặng nề tới sức khoẻ người tiêu dùng.
Không yêu cầu Giấy chứng nhận cho một số cơ sở là sai lầm trong quản lý ATTP
Tập trung chuyển đổi số và thực thi pháp luật về khám, chữa bệnh
Dự thảo Luật Dược sửa đổi theo góc nhìn của chuyên gia luật
5 nhóm chính sách lớn để sửa đổi Luật Dược
Cụ thể, Bộ Công an đề xuất tăng cường chế tài đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả và vi phạm an toàn thực phẩm, đặc biệt trên không gian các trang thương mại điện tử (TMĐT). Đối với tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm (Điều 193), mức phạt bổ sung có thể tăng gấp đôi, từ 40 đến 200 triệu đồng, kèm theo đó là khả năng cấm hành nghề 1-5 năm và tịch thu tài sản.
Đặc biệt, hành vi này nếu diễn ra trên các nền tảng TMĐT có từ 500 người tiếp cận trở lên có thể bị phạt tù từ 5 đến 10 năm. Đối với pháp nhân thương mại vi phạm, mức phạt tiền có thể lên đến 18-36 tỷ đồng, và có thể bị đình chỉ vĩnh viễn nếu gây hậu quả nghiêm trọng.
Đối với tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm (Điều 317), dự thảo đề xuất tăng mức phạt tiền lên đến 3 tỷ đồng và nâng mức phạt tù tối thiểu từ 1 năm lên 3 năm, tối đa lên 20 năm.
Đáng chú ý, dự thảo đề xuất bỏ cụm từ "mà biết" trong quy định về hành vi sử dụng chất cấm, phụ gia ngoài danh mục cho phép hoặc nguồn động vật có hại để chế biến thực phẩm. Điều này đồng nghĩa với việc người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự ngay cả khi không chứng minh được họ có nhận thức về hành vi sai trái của mình. Mức phạt tiền cho hành vi này có thể từ 300 triệu đến 1 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 3 đến 7 năm.
Trên thực tế theo Bộ luật hiện tại, người thực hiện hành vi này chỉ bị quy trách nhiệm hình sự nếu biết các phụ gia, hóa chất mình sử dụng thuộc danh mục cấm. Tương tự, họ cũng chỉ bị xử lý nếu biết động vật mình sử dụng để chế biến buôn bán làm thực phẩm, có nguồn gốc là động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy.
Đối với tội sản xuất, buôn bán hàng giả nói chung (Điều 192), mức phạt tiền cũng được đề xuất tăng lên 200 triệu - 2 tỷ đồng, và bổ sung tình tiết tăng nặng nếu hành vi này được thực hiện trên các nền tảng TMĐT với số lượng tài khoản theo dõi khác nhau, cao nhất có thể lên đến 10-15 năm tù nếu có từ 12.500 tài khoản theo dõi trở lên.
Được biết, tại Điều 6 Luật An toàn thực phẩm năm 2010 về xử lý vi phạm pháp luật an toàn thực phẩm có nêu rõ:
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.
2. Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm quy định của Luật này hoặc các quy định khác của pháp luật về an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
3. Mức phạt tiền đối với vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; trường hợp áp dụng mức phạt cao nhất theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm thì mức phạt được áp dụng không quá 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm; tiền thu được do vi phạm mà có bị tịch thu theo quy định của pháp luật.
Bình luận của bạn