Không yêu cầu Giấy chứng nhận cho một số cơ sở là sai lầm trong quản lý ATTP

PGS.TS Trần Đáng, Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam.

Cục An toàn thực phẩm cảnh báo 6 TPBVSK vi phạm quy định quảng cáo

Tầm nhìn mới và vai trò “bà đỡ” của VAFF

Hiệp hội TPCN Việt Nam (VAFF) tham gia Hội nghị lần thứ 45 Đại hội đồng Codex quốc tế (CAC45)

PGS.TS Trần Đáng cùng các hội viên VAFF tham dự iPHEX 2022

Cụ thể, với các nội dung khác, VAFF hoàn toàn nhất trí như dự thảo. Ngoài ra, hiệp hội đề xuất bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP gồm có các góp ý như sau:

1. VAFF cho rằng, cần phải nêu rõ lại các định nghĩa

- Thực phẩm thường.

-  Thực phẩm chức năng.

- Thực phẩm tăng cường.

(Dựa trên định nghĩa của Codex và thế giới, không nên dựa vào các định nghĩa của Việt Nam vì đã có sự nhầm lẫn, sai sót theo hệ thống).

- Và các định nghĩa liên quan: An ninh thực phẩm, phòng vệ thực phẩm …

2. Cần có sự phân biệt, phân loại các loại thực phẩm chi tiết theo các định nghĩa chuyên biệt

- Thực phẩm thường: 16 loại.

- Thực phẩm chức năng bao gồm TP cho mục đích sức khỏe đặc biệt, TP cho chế độ ăn đặc biệt.

- Thực phẩm tăng cường: 4 loại. Trong đó cần làm rõ sự khác nhau giữa thực phẩm truyền thống, thực phẩm chức năng và thực phẩm tăng cường; sự khác nhau giữa thực phẩm chức năng và thuốc.

3. Cần sửa đổi lại những quy định về cơ sở không thuộc diện cấp giấy đủ điều kiện ATTP với 9 loại hình kinh doanh (dựa trên Điều 12 Nghị định 15)

Việc không yêu cầu Giấy chứng nhận cho một số cơ sở là một sai lầm trong quản lý, bởi vì:

- Quản lý ATTP nên tập trung vào sản phẩm, không phải cơ sở: Đối tượng của ATTP là sản phẩm thực phẩm, trong khi cơ sở chỉ là một yếu tố đảm bảo ATTP cho sản phẩm.

- Nguy cơ từ cơ sở nhỏ lẻ: Dù có quy mô nhỏ, sản phẩm ô nhiễm từ các cơ sở này vẫn có thể gây ngộ độc hàng loạt, ví dụ như trường hợp ngộ độc do quán bánh mì ở Nha Trang với 600 người bị ảnh hưởng.

- Yêu cầu ATTP cho mọi cơ sở: Tất cả các cơ sở kinh doanh thực phẩm, bất kể lớn nhỏ, đều phải tuân thủ các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị và con người để đảm bảo ATTP.

- Nguyên tắc kiểm soát ATTP: Tất cả các loại thực phẩm ăn uống phục vụ con người đều phải được kiểm soát về ATTP.

4. Nên chia ra làm 2 hình thức quản lý ATTP

- Đăng ký sản phẩm: Được áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm có nguy cơ cao, được công bố bởi cơ quan quản lý. Cụ thể, doanh nghiệp phải đăng ký sản phẩm của mình với Cục An toàn Thực phẩm (VFA). Sau đó VFA sẽ tiến hành đánh giá chất lượng, độ an toàn và hiệu quả của sản phẩm. Nếu sản phẩm đạt yêu cầu, VFA sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành.

- Thông báo sản phẩm: Được áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm có nguy cơ thấp, được công bố bởi cơ quan quản lý. Khi đó, doanh nghiệp cần tuân thủ các tiêu chuẩn quy định và cho phép sản phẩm lưu hành trên thị trường, đồng thời phải thông báo với VFA về sản phẩm của mình. Trong trường hợp này, cơ quan quản lý sẽ thực hiện giám sát, đánh giá chất lượng và độ an toàn của sản phẩm, nhưng không đánh giá tính hiệu quả.

Lưu ý: VFA cần ban hành danh mục các loại thực phẩm có nguy cơ cao và nguy cơ thấp, dựa trên 3 nhóm tiêu chí: Mức độ nghiêm trọng của nguy cơ; Tần suất xuất hiện của nguy cơ; Tính chất xuất hiện của nguy cơ.

5. Siết chặt các quy định về quảng cáo và công bố tác dụng sản phẩm

Về quảng cáo, cần có thêm các quy định cụ thể đối với:

- Người phát hành quảng cáo.

- Người kinh doanh dịch vụ quảng cáo.

- Người quảng cáo.

- Người chuyển tải nhiệm vụ quảng cáo.

- Chế tài xử phạt.

Về công bố tác dụng của thực phẩm chức năng, cần thiết lập các quy định cụ thể về:

- Các loại công bố

- Phạm vi công bố

- Điều kiện công bố.

- Mức giới hạn thành phần.

- Bằng chứng công bố.

- Những công bố cấm.

Các bằng chứng khoa học

- Định nghĩa: Bằng chứng khoa học là những chứng minh cho thấy công bố về tác dụng đối với sức khỏe của sản phẩm hoặc thành phần sản phẩm là đúng, chính xác, khoa học và khách quan.

- Các hình thức thể hiện: Các nghiên cứu khoa học (bao gồm nghiên cứu lâm sàng, phi lâm sàng), các tài liệu tham khảo tin cậy (gồm Dược điển quốc gia, sách giáo khoa, sách chuyên ngành, tạp chí khoa học), quan điểm khoa học của các tổ chức khoa học quốc gia và quốc tế, quan điểm khoa học của cơ quan quản lý chuyên ngành (Codex, WHO, FAO, tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế).

6. Cần có quy định chi tiết về ngộ độc thực phẩm và các bệnh lây truyền thông qua thực phẩm

- Các loại ngộ độc thực phẩm và bệnh lây truyền qua thực phẩm.

- Điều tra ngộ độc thực phẩm (Quy chế).

- Đề xuất các biện pháp dự phòng.

- Báo cáo và thống kê.

- Các quy định cụ thể về trách nhiệm.

7. Các quy định về phân tích nguy cơ

- Đánh giá nguy cơ.

- Kiểm soát nguy cơ.

- Thông báo nguy cơ.

- Trách nhiệm.

8. Quy định các lĩnh vực ATTP và áp dụng các loại tiêu chuẩn kiểm soát ATTP

- Các tiêu chuẩn Kiểm soát ATTP bao gồm: HACCP (Kiểm soát ATTP), GMP (Kiểm soát TPCN), VACCP (Kiểm soát thực phẩm giả và gian lận thực phẩm), TACCP (Kiểm soát khủng bố thực phẩm, phòng vệ thực phẩm), HARCP (Kiểm soát ATTP dựa trên rủi ro), Kiểm soát ATTP theo chuỗi, GAP (cho nuôi trồng dược thảo), GLP (cho phòng Kiểm nghiệm)

- Các lĩnh vực ATTP gồm: ATTP, An ninh ATTP, Gian lận thực phẩm và thực phẩm giả, Phòng vệ thực phẩm, Thực phẩm tăng cường, Thực phẩm chức năng.

9. Quy định về phân công quản lý ATTP nên chia theo 2 nguyên tắc và 3 việc

Nguyên tắc 1: Chưa thành thực phẩm thì Bộ sản xuất quản lý.

- Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn: quản lý toàn bộ quá trình nuôi – trồng nông nghiệp.

- Bộ Công Thương: quản lý trong nhà máy sản xuất, chế biến.

Giai đoạn này gọi là đảm bảo ATTP nguyên liệu thực phẩm.

Nguyên tắc 2: Thành thực phẩm thì Bộ Y tế quản lý.

Thực phẩm là những sản phẩm dùng cho việc ăn uống của con người ở dạng nguyên liệu tươi sống hoặc đã qua sơ chế chế biến, các chất được sử dụng trong sản xuất chế biến thực phẩm nhằm cung cấp năng lượng, tăng trưởng, phát triển và duy trì sự sống của con người.

Các cơ quan quản lý chỉ nên xoay quanh 3 việc:

- Ban hành Luật, Quy định, chính sách, tiêu chuẩn.

- Tổ chức triển khai thực hiện.

- Giám sát, kiểm tra, đánh giá.

Còn các dịch vụ ATTP: do bên thứ 3 thực hiện.

Bên cạnh đó, VAFF cũng trình dự thảo góp ý chi tiết, làm rõ những định nghĩa, cách phân biệt và phân loại thực phẩm, nhằm mục đích hoàn thiện hệ thống quy định pháp lý về an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng. 

 
Hà Chi
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin