5 nhóm chính sách lớn để sửa đổi Luật Dược

Ngành dược Việt Nam vẫn đang đứng trước nhiều thách thức và khó khăn

PGS.TS Lê Văn Truyền: "Sửa đổi Luật Dược 105/2016 là cần thiết!"

Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh ngành sản xuất dược

Y dược Việt Nam và cơ hội vàng để bứt phá

Đổi mới, sáng tạo để phát triển ngành y dược Việt Nam

Vướng mắc của ngành dược

PGS.TS Lê Văn Truyền đưa ra 5 thách thức của ngành dược Việt Nam

PGS.TS Lê Văn Truyền đưa ra 5 thách thức của ngành dược Việt Nam

Theo PGS.TS Lê Văn Truyền, ngành công nghiệp dược nước ta đang có tốc độ tăng trưởng cao trong 10 năm qua với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm đạt 7,3%. Thị trường thuốc Việt Nam đạt khoảng 7 tỉ USD (2023), bình quân tiêu thụ ước đạt 70 USD/đầu người. Tuy nhiên, ngành dược Việt Nam vẫn đang đứng trước nhiều thách thức và khó khăn. 

Thứ nhất, cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành dược còn hạn chế. Trong thời đại công nghiệp 4.0, quá trình số hoá ngành dược rất chậm.

Thứ hai là về nguồn nhân lực cho công tác nghiên cứu phát triển. Hiện tại, ngành dược đang phát triển thuốc sinh học, trong khi Việt Nam chủ yếu là các nhà máy thuốc hoá dược. PGS.TS Lê Văn Truyền nhấn mạnh: "Đây là 2 vấn đề hoàn toàn khác nhau, doanh nghiệp không thể lập tức phát triển hoặc tiếp thu sản xuất thuốc sinh học". 

Thứ ba là các cơ sở nghiên cứu và phát triển (R&D) quá phân tán, không có cơ sở tầm cỡ quốc gia thực hiện công tác R&D. Bên cạnh đó là vấn đề về thể chế, sau khi doanh nghiệp có kết quả R&D thì cơ chế chuyển giao kết quả phát triển như thế nào vẫn còn nhiều bất cập.

Thứ tư, năng lực tài chính của các doanh nghiệp dược trong nước hạn chế. "Tỷ lệ đầu tư R&D thấp, với tỷ lệ này thì không thể phát triển được. Chưa kể, khi đầu tư vào R&D với số tiền lớn thì các chi phí được tính toán như thế nào, làm ra được bao nhiêu sản phẩm để đưa ra thị trường… Đây là thách thức lớn với doanh nghiệp", ông cho biết. 

Thứ năm, sự thay đổi cấu trúc thị trường ảnh hưởng tới danh mục sản phẩm thuốc trên thị trường. Hiện tại, chỉ có 40% thuốc generic của các doanh nghiệp địa phương đang sản xuất…nhưng vấn đề chuyển đổi thế nào vẫn là dấu hỏi lớn. 

Giải quyết vướng mắc ra sao?

Theo PGS.TS Lê Văn Truyền, các khó khăn nêu trên đã được đề cập tại Chiến lược phát triển ngành dược tới năm 2030 và các quy định sửa đổi tại các Luật mà Bộ y tế đang thực hiện đã có hướng giải quyết. “Đó là niềm hy vọng từ nay tới năm 2030 và 2045 sẽ giải quyết các khó khăn của ngành dược”.

Chia sẻ thêm về việc giải quyết các tồn tại, ông Tạ Mạnh Hùng, Phó Cục trưởng, Cục Quản lý dược, Bộ Y tế cho biết, hiện tại, Dự thảo Luật Dược sửa đổi, bổ sung bao gồm 5 nhóm chính sách lớn như sau: 

Thứ nhất, tăng cường hơn nữa việc cung ứng đủ, kịp thời thuốc có chất lượng cho nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh của người dân.

Thứ hai, bảo đảm cung ứng đủ, kịp thời thuốc đáp ứng yêu cầu an ninh, quốc phòng, khắc phục hậu quả thiên tai, phòng chống dịch bệnh trong tình hình mới.

Thứ ba, nâng cao hiệu quả quản lý xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội và thông lệ quốc tế.

Thứ tư, đẩy mạnh phát triển công nghiệp dược, ưu tiên nghiên cứu, tiếp nhận chuyển giao công nghệ và sản xuất thuốc phát minh, thuốc công nghệ cao, thuốc/nguyên liệu thuốc sinh học, thuốc dược liệu được tiêu chuẩn hóa, nguyên liệu từ nguồn dược liệu sẵn có trong nước.

Thứ năm, tổ chức, sắp xếp lại hệ thống kinh doanh, phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc đáp ứng tình hình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.

Theo ông Tạ Mạnh Hùng, Dự thảo Luật Dược sửa đổi, bổ sung bao gồm 5 nhóm chính sách lớn

Theo ông Tạ Mạnh Hùng, Dự thảo Luật Dược sửa đổi, bổ sung bao gồm 5 nhóm chính sách lớn

Tuy nhiên về việc cắt giảm thủ tục hành chính và thực hiện hậu kiểm, ông Hùng cho biết điều đó không khả thi. “Ngành dược rất đặc thù, liên quan trực tiếp tới sức khoẻ và tính mạng, nhiều ngành có thể cắt giảm thủ tục hành chính và thực hiện hậu kiểm…, nhưng thuốc thì không như vậy, việc cấp phép thuốc phải tuân thủ đầy đủ các quy trình. Việt Nam và các quốc gia đều làm như vậy, không thể cứ cấp phép sau đó thu hồi vì như vậy rất nguy hiểm", ông Hùng cho biết. 

 
Đào Dung
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Góc nhìn quản lý