Bộ Y tế cảnh báo bệnh không lây nhiễm gia tăng và trẻ hóa, cần hành lang pháp lý để quản lý và phòng ngừa.
Bộ Y tế thông tin về virus gây bệnh viêm phổi trên người tại Trung Quốc
Bộ trưởng Bộ Y tế: Nhiệm vụ của ngành Y trong năm 2025 rất nặng nề
Bộ Y tế: Kiện toàn tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả
WHO cảnh báo "làn sóng" bệnh không lây nhiễm ở Tây Thái Bình Dương
Việt Nam đối mặt với mô hình bệnh tật kép, bên cạnh phải ứng phó với bệnh truyền nhiễm, bệnh mới nổi tăng, các bệnh không lây nhiễm như ung thư, tim mạch, đái tháo đường, COPD, rối loạn sức khỏe tâm thần... cũng ngày càng gia tăng. Theo các báo cáo mới nhất, tỷ lệ tử vong do bệnh không lây nhiễm gây ra chiếm 84% tổng số ca tử vong tại Việt Nam, đang đặt gánh nặng lên hệ thống y tế và đời sống của người dân.
Vì vậy, để có hành lang pháp lý đầy đủ, toàn diện cho công tác phòng bệnh, nâng cao chất lượng sức khỏe toàn dân, việc xây dựng và ban hành Luật phòng bệnh là điều cần thiết.
Xu hướng trẻ hóa bệnh không lây nhiễm
Theo báo cáo của Bộ Y tế, số liệu về mô hình tử vong cho thấy gánh nặng bệnh tật do các bệnh không lây nhiễm chiếm tới 2/3 tổng gánh nặng bệnh tật toàn quốc, trong đó tỷ lệ các bệnh như ung thư, tim mạch, đái tháo đường chiếm phần lớn.
Bên cạnh đó, tình trạng gia tăng bệnh không lây nhiễm, đặc biệt là ở độ tuổi trẻ, đã trở thành một thách thức lớn đối với hệ thống y tế và nền kinh tế xã hội. Các bệnh tim mạch, ung thư và đái tháo đường đang ngày càng trẻ hóa.
Theo Bộ Y tế, cứ 10 người tử vong vì bệnh không lây nhiễm thì có đến 4 người chưa đến 70 tuổi; tỷ lệ những người trong độ tuổi 36-69 mắc bệnh đái tháo đường đang ngày một tăng lên, trong vòng 10 năm từ 2012 đến 2021 đã tăng 1,7%; nhiều trường hợp nhồi máu cơ tim được cấp cứu ở độ tuổi dưới 40; … là những con số cho thấy xu hướng trẻ hóa ngày càng tăng của các bệnh không lây nhiễm.
Trước đây, những người từ 50 tuổi trở lên mới có nguy cơ mắc tăng huyết áp, bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não… Tuy nhiên, hiện nay, các bệnh này đã xuất hiện ở những người 30-40 tuổi, thậm chí có những ca bệnh dưới 30 tuổi.
Các chuyên gia y tế lý giải rằng, các yếu tố nguy cơ bao gồm môi trường sống kém, áp lực công việc, và thói quen lười vận động, chế độ ăn uống không hợp lý, là nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng các bệnh này.
Ngoài ra, một trong những vấn đề đáng lo ngại là chỉ có một phần nhỏ trong số những người có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Tại Bệnh viện Tim Hà Nội, số ca mắc bệnh tim mạch đang gia tăng trung bình mỗi năm khoảng 10-20%, trong khi số ca tử vong vì bệnh tim mạch lên tới 200.000 người mỗi năm. Không chỉ tim mạch, đái tháo đường cũng được ví như "đại dịch", với khoảng 500.000 người mắc bệnh đái tháo đường tại Hà Nội và 1,5 triệu người bị tiền đái tháo đường.
Đáng báo động là chỉ có 50% bệnh nhân đái tháo đường được chẩn đoán và điều trị đúng cách, và một nửa trong số đó đã có biến chứng tim mạch khi được phát hiện. Nếu không có một chiến lược quốc gia để phòng ngừa các bệnh này, không chỉ chất lượng sống của người dân bị ảnh hưởng mà còn gây gánh nặng lớn lên hệ thống y tế.
Cần gấp rút xây dựng và ban hành Luật Phòng bệnh
Hiện nay, Việt Nam chỉ có Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, nhưng chưa có hành lang pháp lý đầy đủ để quản lý các bệnh không lây nhiễm và các yếu tố nguy cơ khác như dinh dưỡng, sức khỏe tâm thần, môi trường sống. Vì vậy, Bộ Y tế đã đề xuất xây dựng Luật Phòng bệnh, để giải quyết những thiếu sót trong việc dự phòng bệnh tật.
Luật này sẽ không chỉ tập trung vào phòng, chống bệnh truyền nhiễm, mà còn mở rộng ra các bệnh không lây nhiễm, sức khỏe tâm thần, dinh dưỡng và các yếu tố môi trường có ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Với sự gia tăng của bệnh không lây nhiễm, Bộ Y tế đã khẩn trương đề xuất dự án Luật Phòng bệnh, đặt mục tiêu quản lý toàn diện các vấn đề liên quan đến sức khỏe.
Bộ Y tế kỳ vọng Luật Phòng bệnh sẽ được xem xét và ban hành trong năm 2025, giúp tạo ra môi trường sống khỏe mạnh hơn cho người dân, nâng cao chất lượng sống và tuổi thọ trung bình của người Việt, đồng thời giảm thiểu các áp lực đối với hệ thống y tế và nền kinh tế.
Bộ Y tế cho biết tháng 6/2024, Chính phủ đã họp và ban hành Nghị Quyết số 97/NQ-CP trong đó có Phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật. Theo đó, Chính phủ đã nhất trí đưa dự án Luật Phòng bệnh vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2025. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho thấy sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Chính phủ đối với vấn đề quản lý các bệnh không lây nhiễm hiện nay.
Dự thảo Luật Phòng bệnh hiện được xây dựng gồm 8 chương, 74 điều, trong đó:
Chương I: Những quy định chung (tương ứng với Chương I Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm và được chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp…).
Chương II: Thông tin giáo dục, truyền thông về phòng bệnh (được thiết kế trên cơ sở thừa kế nội dung mục 1 Chương II Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm sửa đổi, bổ sung các nội dung cho phù hợp với phạm vi rộng hơn liên quan đến phòng bệnh).
Chương III: Phòng chống bệnh truyền nhiễm.
Chương IV: Phòng chống bệnh không lây nhiễm và các rối loạn sức khỏe tâm thần.
Chương V: Dự phòng thương tích và các yếu tố nguy cơ môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe.
Chương VI: Dinh dưỡng trong phòng bệnh.
Chương VII: Các điều kiện bảo đảm để phòng bệnh.
Chương VIII: Điều khoản thi hành.
Bình luận của bạn