Virus Zika gây hội chứng đầu nhỏ ở trẻ. Ảnh: Ankakh.
Muỗi vằn từng nuôi ở Nha Trang là “vũ khí” quan trọng chống lại Zika
Thêm 1 người nước ngoài nhiễm virus Zika sau khi trở về từ Việt Nam
Thai phụ nhiễm virus Zika ở TP.HCM đã bỏ thai
Những người ở vùng dịch Zika sẽ không được hiến máu trong gần 1 tháng
Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, thai lưu là tình trạng thai bị chết còn lưu lại trong tử cung trên 48 giờ. Đây là một bệnh lý phức tạp, phổ biến trên thế giới.
Tại châu Á, tỷ lệ thai lưu chiếm từ 25 đến 40/1.000 ca đẻ sống. Riêng ở Việt Nam tỷ lệ này chiếm khoảng 10/1.000 ca đẻ sống, cao nhất ở nhóm thai phụ từ 20 đến 30 tuổi (chiếm 59,9%) và phụ nữ sinh lần đầu (39,7%).
Thai lưu được xác định do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có một số nguyên nhân chính là bệnh lý của người mẹ và tình trạng nhiễm trùng hoặc nhiễm độc thai nghén trong quá trình mang thai. Từ 20 đến 50% trường hợp thai chết lưu không tìm thấy nguyên nhân.
Liên quan đến các trường hợp nhiễm virus Zika, Tổ chức Y tế thế giới cùng Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Mỹ thống nhất về mặt khoa học rằng: Zika là một trong các nguyên nhân gây chứng đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh nhưng có rất ít thông tin ghi nhận các trường hợp sảy thai hoặc thai lưu ở những bà bầu nhiễm virus này.
Tại Mỹ năm nay ghi nhận 2 trường hợp nhiễm Zika bị sảy thai, tại Brazil từ năm 2015 đến 2016 có 235 trẻ chết trong thời gian mang thai hoặc sau sinh do sảy thai và chết non.
Ước tính từ cuối năm 2015 đến nay nước này phát hiện khoảng 400.000 đến 1.300.000 ca dương tính với Zika, trong đó 7.015 trẻ bị đầu nhỏ và biến chứng thần kinh được sinh ra từ người mẹ nhiễm bệnh.
Đầu tháng 4 năm nay, nước ta đã phát hiện 2 trường hợp nhiễm virus Zika tại TP HCM và tỉnh Khánh Hòa. Mới đây, một cô gái Hàn Quốc được báo cáo nhiễm virus Zika sau khi trở về từ Việt Nam.
Muỗi truyền Zika cũng là loài truyền bệnh sốt xuất huyết lưu hành rất phổ biến ở nước ta. Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần nâng cao ý thức phòng chống bệnh này, đặc biệt các bà mẹ có thai bị nhiễm virus Zika sẽ xảy ra những dị tật đáng tiếc cho thai nhi. Cụ thể:
- Phụ nữ có thai cần tích cực thực hiện các biện pháp phòng chống muỗi đốt, khám thai định kỳ. Nếu có các triệu chứng nghi ngờ nhiễm Zika cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, tư vấn, chẩn đoán phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
- Phụ nữ đang mang thai trong 3 tháng đầu sống trong vùng có dịch hoặc từng đến vùng dịch nếu xuất hiện dấu hiệu sốt hoặc phát ban và ít nhất một trong các triệu chứng như đau mỏi cơ, khớp, viêm kết mạc, nên đi xét nghiệm xác định virus Zika ngay.
- Phụ nữ đang mang thai trong 3 tháng đầu mà chồng hoặc bạn tình có xét nghiệm virus Zika dương tính, nếu thấy dấu hiệu sốt hoặc phát ban và ít nhất một trong các triệu chứng như đau mỏi cơ, khớp, viêm kết mạc cũng nên đi xét nghiệm Zika.
- Bất kỳ người nào bị sốt hoặc phát ban và có ít nhất một trong số các triệu chứng như đau mỏi cơ, khớp, viêm kết mạc nên đến cơ quan y tế để được khám, tư vấn, làm xét nghiệm và chẩn đoán xác định bệnh.
Lưu ý: Không nên tự xét nghiệm xác định virus Zika khi chưa có ý kiến tư vấn của cán bộ y tế. Việc xét nghiệm các trường hợp nghi ngờ nhiễm Zika chỉ tiến hành khi có chỉ định của cơ quan y tế.
- Bệnh này chưa có vaccine ngừa và thuốc điều trị đặc hiệu, vì thế tốt nhất là chủ động phòng ngừa lây nhiễm. Người dân cần chủ động áp dụng các biện pháp tránh bị muỗi đốt bằng cách ngủ mùng, thoa kem chống muỗi và tích cực diệt muỗi, loăng quăng (bọ gậy) trong nhà và quanh khu vực sinh sống ít nhất mỗi tuần một lần.
Bình luận của bạn