Cơ thể người mẹ đã bắt đầu quá trình sản xuất sữa từ tuần 16 - 20 của thai kỳ
Mẹ cần làm gì khi trẻ bị dị ứng bột ăn dặm?
5 bài tập giúp phụ nữ săn chắc cơ thể
Những điều mẹ cần biết khi chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi
7 sai lầm của mẹ khi cho con bú có thể lấy mạng trẻ
Mang thai tháng thứ mấy mẹ bắt đầu có sữa non?
Thông thường đến tháng thứ 7 của thai kỳ thì các mẹ bầu sẽ ra sữa non
Sữa non có màu vàng, đặc dính, xuất hiện vào cuối thời kỳ mang thai thường là tháng thứ 7 trở đi và lưu thông qua tuyến vú của người mẹ trong vòng 72 giờ đầu sau khi sinh con và xuất hiện ở hai ngày đầu sau khi sinh con.
Đối với một số mẹ bầu thấy ngực mình chảy sữa ở giai đoạn sớm hơn từ tháng thứ 5 hoặc tháng thứ 6 hoặc có một số mẹ bầu không có dấu hiệu tiết sữa non mặc dù tuyến sữa vẫn hoạt động khá tốt. Tuy nhiên, đó là tùy vào cơ địa của từng mẹ bầu, vậy nên các mẹ bầu cũng đừng nên quá lo lắng.
Những biểu hiện để nhận biết khi nào ra sữa non
Nhiều mẹ bầu không có sữa non trong thai kỳ mà chỉ xuất hiện sữa non sau khi sinh nở
Ban đầu, các mẹ sẽ thấy “đầu ti” có những gợn trắng, trông giống như mụn. Đó là dấu hiệu cảnh báo bạn chuẩn bị tiết sữa non. Khoảng một vài ngày sau đó (có khi kéo dài đến hàng tuần), bạn mới xuất hiện dấu hiệu tiết sữa thật sự.
Những câu hỏi nhiều mẹ bầu hay thắc mắc khi sữa non về:
Tiết sữa non có phải là sắp chuyển dạ không? Câu trả lời là không nhé! Đây là hiện tượng tự nhiên, do tuyến vú hoạt động mạnh mẽ để chuẩn bị sữa cho em bé sắp chào đời. Nó không phải là yếu tố dự báo bạn sắp chuyển dạ hay sảy thai.
Không tiết sữa non, tiết sữa non ít hoặc chậm có phải là ít sữa hay không có sữa? Không phải là bạn sẽ thiếu sữa cho bé bú về sau. Bởi vì, trong giai đoạn cho con bú, sữa mẹ được sản xuất dựa trên hoạt động của tuyến sữa, dinh dưỡng và sức khỏe của người mẹ, nhu cầu bú của bé. Sữa sẽ tiết nhiều hơn nếu bạn cho bé bú sớm và thường xuyên.
Theo thống kê, cứ 100 bà bầu thì có 4-5 người có hiện tượng sữa chảy ướt áo; Số còn lại là ra ít sữa hoặc không có sữa. Nhiều người mẹ chỉ xuất hiện sữa non sau khi sinh nở.
Có nên nặn sữa non khi mang thai?
Không nên nặn sữa non sẽ gây nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi
Theo các bác sỹ sản khoa đều khuyên các chị em phụ nữ khi Mang thai không nên nặn sữa non. Dù sữa non là tốt nhưng nặn sữa non rất nguy hiểm cho bà mẹ và thai nhi. Khi nặn sữa, đầu vú bị kích thích tăng tiết oxytocin nội sinh và có nguy cơ gây chuyển dạ sinh non, thậm chí có trường hợp còn xuất hiện cơn co tử cung dồn dập, gây xuất huyết tử cung nhất là ở những người nhau tiền đạo, bánh nhau thấp. Vì thế, các bác sĩ đều khuyên chị em không nên nặn sữa non, ngay cả quan hệ tình dục cũng hết sức nhẹ nhàng và tránh kích thích mạnh.
Dấu hiệu nên đi khám
Để an toàn, chị em nên đi khám thai khi thấy xuất hiện sữa non trong thai kỳ
Khi thấy hiện tượng ra sữa non (sữa màu vàng nhạt). Đây là hiện tượng bình thường, tuy nhiên trong một số trường hợp đó lại là dấu hiệu của việc thai chết lưu. Để an toàn, chị em nên đi khám thai khi thấy xuất hiện sữa non trong thai kỳ.
Sữa non có lẫn máu: Một số thai phụ hoảng hốt vì phát hiện ra chút máu có lẫn trong sữa non. Điều này là do sự phát triển quá nhanh về số lượng các mạch máu, tập trung quanh vùng ngực. Nó không cảnh báo tình trạng nguy hiểm gì về sức khỏe.Tuy nhiên, nếu sữa non có lẫn máu quá mức, đầu ngực bị căng đau thì bạn nên đi khám ngay.
Tiết sữa non quá sớm: Nếu bạn thấy dấu hiệu tiết sữa non trong quý I hoặc nửa đầu quý II, bạn nên đi khám. Nó có thể là dấu hiệu thay đổi nội tiết trong cơ thể.
Nếu sữa non tiết ra từ tháng thứ 4, 5, 6 kèm theo các dấu hiệu bất thường như chảy máu âm đạo, đau bụng dữ dội, cơn gò tử cung mạnh và liên tục thì cần đi khám và kiểm tra nội tiết sớm để can thiệp kịp thời.
Bảo vệ bầu ngực đúng cách khi mang thai:
Chị em cũng cần chăm sóc và bảo vệ ngực đúng cách
Khi Mang thai ngực của phụ nữ to lên đáng kể, đồng thời các tuyến sữa ở ngực cũng bắt đầu phát triển. Vì thế chị em cần lưu ý những điều dưới đây để bảo vệ bầu ngực đúng cách:
Chọn áo lót phù hợp: Để bảo vệ ngực được an toàn nhất, phụ nữ mang thai không nên thả rông ngực mà phải nâng đỡ bằng những chiếc áo ngực phù hợp. Nên chọn áo lót bằng chất liệu cotton, tránh mặc những chiếc áo chật chội so với kích thước của bầu ngực và hãy nói không với những chiếc áo bó khít sẽ gây cảm giác nhức ngực, vướng víu và khiến bạn khó thở.
Vệ sinh bầu ngực đúng cách: Các mẹ nên vệ sinh bầu ngực bằng nước ấm và khăn bông mềm và nên tránh dùng xà phòng hoặc các loại mỹ phẩm khác vì chúng có thể khiến da ngực bị kích ứng, khiến các mẹ bầu đau rát đấy nhé.
Thay áo lót hoặc dùng tấm lót: Lượng sữa non được tiết ra nhiều hay ít phụ thuộc vào từng cơ thể người mẹ. Do vậy, các mẹ nên thay áo lót, sử dụng tấm lót ở bên trong áo ngực và vệ sinh bầu ngực tùy vào tình trạng tiết sữa của bản thân.
Cách chăm sóc ngực an toàn để có lượng sữa sớm và tốt nhất khi sinh nở. Chị em bầu nên xoa, massage ngực hàng ngày để tránh hiện tượng ngực bị cứng, gây tắc tia sữa sau sinh. Bên cạnh đó, bà bầu cũng cần có chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất, uống nhiều nước suốt quá trình mang thai.
Bình luận của bạn