Thất thập - hết hạnh phúc

Các nhà khoa học ở Đại họcOregonvàBostonđã kết luận như vậy và cho rằng có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó, như những rắc rối về sức khoẻ, việc mất người bạn đời hay bạn bè, suy giảm trí nhớ.

Họ đã theo dõi cuộc sống của 1.315 đàn ông từ khi họ được 53 tuổi cho đến khi 85 tuổi và tập trung chú ý đến những phản ứng xúc cảm của người cao tuổi. ban đầu đầu họ đều khoẻ mạnh.
Các nhà khoa học đã kiểm tra 3 mô hình. Mô hình thứ nhất dựa trên việc hạnh phúc hay bất hạnh đều ổn định trong suốt đời bất chấp những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. Mô hình thứ hai dựa trên việc cuộc sống ngày càng cải thiện khi về già, còn mô hình thứ ba - cuộc sống sa sút mạnh sau tuổi 80.

Kết quả cho thấy, trong cuộc sống tồn tại cả 3 mô hình. Tất cả tuỳ thuộc vào việc con người ta tập trung chú ý vào khó khăn hay thành đạt.
Kết quả đàn ông cảm thấy cuộc sống tuyệt vời trước tuổi 70. Sau khi xảy ra những chuyện thất bại thì đàn ông bắt đầu đánh giá lại sự thành đạt, mặc dù cảm nhận của từng người rất khác nhau.
Trong 80% các trường hợp cảm giác khó khăn giảm đi ở quãng thời gian từ tuổi 50 và tuổi 65-70. Sau độ tuổi trên thì cảm giác khó khăn ngày một nặng nề hơn. Trong 20% trường hợp còn lại thì cuộc sống có nhiều điều thú vị hơn ở độ tuổi 65-70, rồi sau đó ngày càng tẻ nhạt.

Điều lý thú là khác với thanh niên, người già thường tìm thấy niềm vui trong những chuyện giản dị. Còn phản ứng đối với những khó khăn và thành công ở độ tuổi 55-60 giúp các nhà khoa học tiên đoán trạng thái tình cảm của người già ở độ tuổi 75-100.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Chăm già