Bệnh nhân đầu tiên được tiêm vaccine điều trị ung thư tại Anh

Bệnh nhân Kelly Potter đang được Tiến sỹ bác sỹ James Spicer bệnh viện Guy (London, Anh) khám sau khi tiêm vaccine Vaper để kích thích hệ miễn dịch chống lại tế bào ung thư.

Tác dụng phụ đáng sợ khi tiêm vaccine ngừa ung thư cổ tử cung

Sắp có vaccine ung thư vú

Thử nghiệm vaccine ung thư mới

Kelly Potter, 35 tuổi, sống ở Beckenham, Kent được các bác sỹ bệnh viện Guy (London, Anh) chẩn đoán bị ung thư cổ tử cung giai đoạn 4 vào tháng 7/2015. Cô là người đầu tiên trong số 30 tình nguyện viên đăng ký danh sách thử nghiệm vaccine ung thư, loại vaccine dự định sẽ hoạt động chính thức trong 2 năm nữa.

Đội ngũ các nhà nghiên cứu cho biết vaccine này tên gọi là Vaper, có công dụng tương tự như các loại vaccine khác, tức là tạo ra một phiên bản "yếu" của những tế bào ung thư để tiêm vào người bệnh nhân và hệ thống miễn dịch sẽ có khả năng tiêu diệt những đối tượng này. Khi đó, cơ thể con người sẽ sở hữu một cơ chế phản kháng hữu dụng nếu những tế bào ung thư thật bắt đầu xuất hiện. Đồng thời, các bệnh nhân cũng sẽ sử dụng một loại thuốc hóa trị ở liều thấp nhằm bảo vệ hệ thống miễn dịch không bị tế bào ung thư phá hủy.

Vaccine Vaper mở ra hy vọng mới về liệu pháp điều trị ung thư hiệu quả không cần dùng đến hóa trị hay xạ trị

Bà Kelly Potter đã tiêm vaccine Vaper vào ngày 9/2 và phải đến bệnh viện thêm 7 lần nữa trong vòng từ 18 - 24 tháng để hoàn thành đợt điều trị. Các bác sỹ cảnh báo rằng bà có thể gặp các triệu chứng như cảm cúm, nhưng đến nay bà vẫn không thấy biểu hiện gì.

"Tôi hy vọng tương lai tôi có thể đánh bại căn bệnh ung thư này và nếu tôi không có khả năng, tôi hoàn toàn chấp nhận. Tôi sẽ tiếp tục lạc quan và truyền động lực cho nhưng bệnh nhân ung thư khác" bà Potter nói.

Tiến sỹ James Spicer, điều tra viên thử nghiệm tại Trung tâm Nghiên cứu Y sinh St Thomas thuộc bệnh viện Guy (London, Anh) cho biết: "Điều đặc biệt của nghiên cứu này là sử dụng các tác nhân khác nhau để thúc đẩy các phản ứng chủng ngừa. Hy vọng điều này sẽ xóa bỏ tác dụng ức chế tế bào miễn dịch điều tiết đang hoạt động trong cơ thể bệnh nhân. Đây chính là nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả của các loại vaccine ung thư trước đó".

Vaccine thử nghiệm Vaper được điều chế dựa trên các nghiên cứu về phương pháp trị liệu miễn dịch trước đây cũng như các dữ liệu liên quan đến thử nghiệm vaccine tại Anh, Mỹ và một số nước Châu Âu. Mục đích thử nghiệm vaccine Vaper là để xác định các lợi ích của vaccine từ tất cả các khía cạnh cũng như tác động của việc điều trị đến chất lượng sống của bệnh nhân. Các nhà nghiên cứu hy vọng, kết quả thu được sẽ là một bước tiến giúp họ đến gần hơn với việc đưa ra một liệu pháp hiệu quả chữa ung thư mà không cần sử dụng hóa trị hay xạ trị.

Hiệp Nguyễn H+ (Theo Independent)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Ung thư