Thời gian gần đây đã xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm với đồ ăn chay - Ảnh minh họa
Độc đáo cách làm pate chay đơn giản cực ngon từ rau củ quả
Ăn chay và ăn thuần chay khác nhau thế nào?
Cơ thể bạn biến đổi thế nào khi theo chế độ ăn chay?
Người ăn chay nên tìm đến những nguồn protein lý tưởng này
Với xu hướng ăn chay ngày càng thịnh hành đã thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh đồ chay phát triển. Tuy nhiên, nếu không được quản lý, kiểm soát chặt chẽ thì nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng là điều khó tránh khỏi.
Do đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có ý kiến chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tăng cường quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh đồ ăn chay, bảo đảm an toàn thực phẩm, xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm theo đúng quy định.
Năm 2020, đã có 9 người nhập viện vì ngộ độc do sử dụng pate Minh Chay. Cách đây 10 ngày lại có thêm 6 người ở tỉnh Bình Dương bị ngộ độc nghi do ăn bún riêu chay và pate chay có chứa độc tố, trong đó có 1 người tử vong.
Theo các bác sỹ, trong loại thực phẩm chay này có độc tố Botulinum là chất độc thần kinh cực mạnh, nếu sử dụng có thể gây tổn thương liên quan tới mắt, liệt mặt, rối loạn ngôn ngữ, thậm chí nguy hiểm tính mạng.
Các chuyên gia cho rằng, những vụ ngộ độc do botulinum vốn rất hiếm gặp, nhưng thời gian gần đây gặp nhiều, liên quan nhiều đến những bữa ăn tự nấu, chế biến thủ công tại hộ gia đình, trào lưu bảo quản thực phẩm "hút chân không", đóng hộp thực phẩm không đúng cách là nguy cơ rất lớn nhiễm độc tố chết người botulinum. Hậu quả của ngộ độc botulinum thường rất nặng nề, nguy cơ tử vong cao hoặc ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe.
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cũng lưu ý, các hộ gia đình, cơ sở sản xuất thủ công không tự đóng gói, đóng kín thực phẩm (dạng hút chân không) để bảo quản trong thời gian dài. Vì những thực phẩm được đóng gói kín không đủ điều kiện công nghệ để tiệt trùng sẽ có nguy cơ sinh ra vi khuẩn yếm khí nguy hiểm.
Bình luận của bạn