Thực phẩm sẽ dễ bị mốc, hỏng… trong ngày thời tiết nồm, độ ẩm cao
Da ngứa ngáy, dị ứng khi trời nồm ẩm: Phải làm gì?
Làm sao để ngăn ngừa nấm mốc phát triển trong nhà khi thời tiết nồm ẩm?
Những bộ phận dễ bị nhiễm nấm mùa nồm ẩm
Đối phó với mụn trứng cá hoành hành khi thời tiết nồm ẩm
Thời tiết nồm, ẩm và mối nguy với thực phẩm
Nhiều chuyên gia cho biết, thời tiết nồm, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho nấm mốc sinh sôi, phát triển và “tấn công” các loại thực phẩm. Theo đó, một khi đã nhiễm nấm mốc, thực phẩm sẽ bị giảm giá trị dinh dưỡng, có thể gây ra các bệnh đường tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm… nếu bạn vô tình ăn phải.
Hầu hết các loại nấm mốc đều chứa aflatoxin, một chất độc được coi là nguyên nhân gây xơ gan, ung thư gan. Đặc biệt, theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), độc tố aflatoxin rất bền với nhiệt. Do đó, khi chế biến ở nhiệt độ cao, các bào tử nấm mốc có thể bị tiêu diệt, nhưng độc tố của chúng lại không bị phá hủy hoàn toàn.
Do đó, việc vệ sinh an toàn thực phẩm trong ngày nồm, ẩm phải bao gồm cả khâu bảo quản, chế biến thực phẩm; Vệ sinh các dụng cụ làm bếp hàng ngày.
Mẹo bảo quản thực phẩm trong ngày nồm, độ ẩm cao
Không để đồ ăn qua đêm ở nhiệt độ phòng
Bạn nên tránh để thức ăn qua đêm ở nhiệt độ phòng trong những ngày nồm, ẩm
Trong những ngày nồm, ẩm, bạn tuyệt đối không nên để thức ăn qua đêm ở nhiệt độ phòng mà hãy bảo quản chúng trong tủ lạnh. Tuy nhiên, lưu ý rằng các loại thức ăn đã chế biến không nên để tủ lạnh quá 2 ngày. Các loại rau củ, trái cây cũng nên dùng khi còn tươi, tránh để tủ lạnh quá lâu.
Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh
Thực phẩm mua về nên sơ chế, làm sạch rồi cho vào hộp đựng (tốt nhất là hộp thủy tinh), đậy nắp kín. Sau đó, bạn nên bảo quản hộp thực phẩm trong ngăn mát hoặc ngăn đá tủ lạnh. Thức ăn thừa và các thực phẩm có mùi khác (như bơ, phô mai, cá…) khi bảo quản trong tủ lạnh cũng nên được đậy kín để tránh gây mùi khó chịu trong tủ lạnh.
Khi bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh, bạn nên chú ý phân loại, sắp xếp chúng khoa học. Theo đó, không nên để lẫn thực phẩm sống và thực phẩm đã chế biến. Bạn cũng không nên dự trữ quá nhiều thực phẩm trong tủ lạnh.
Chú ý vệ sinh tủ lạnh thường xuyên khoảng 2 tuần/lần để ngăn vi khuẩn gây bệnh tích tụ, khiến thức ăn nhiễm khuẩn và gây hại cho sức khỏe. Bạn nên chú ý lau chùi cẩn thận cả các khay kính và hộc đựng rau củ quả.
Trong những ngày trời nồm, ẩm, hơi nước thường đọng trên bề mặt tủ lạnh. Do đó, bạn nên lau khô liên tục để tránh sinh ẩm, mốc.
Bảo quản rau củ đúng cách
Rau củ nên cắt bỏ gốc, rễ, lá úa, lá sâu trước khi bảo quản trong tủ lạnh. Với tủ lạnh thường, bạn có thể dùng túi nilon hoặc màng bọc thực phẩm có đục lỗ để hạn chế hơi nước trong rau củ bốc hơi lên mặt túi, đọng lại và làm rau nhanh nẫu.
Với loại tủ lạnh có ngăn cân bằng độ ẩm cùng thiết kế lưới mắt cáo, bạn có thể yên tâm bảo quản rau củ, trái cây mà không cần đóng gói, tránh tình trạng nhiễm khuẩn từ việc dùng các túi nilon không được sạch.
Vệ sinh dụng cụ làm bếp
Trời nồm, ẩm có thể khiến các dụng cụ bằng gỗ dễ bị ẩm, mốc. Do đó, bạn nên hạn chế dùng các dụng cụ làm bếp bằng gỗ, hoặc phải chú ý phơi, sấy, thường xuyên tráng các dụng cụ này bằng nước sôi hoặc hơ qua lửa để diệt vi khuẩn, nấm mốc. Tuyệt đối không dùng chung thớt để thái thức ăn sống với thức ăn chín.
Bảo quản một số thực phẩm ở nhiệt độ phòng
Với một số thực phẩm có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng, tốt hơn hết bạn vẫn nên đựng chúng trong lọ thủy tinh có nắp đậy kín, tránh không khí tiếp xúc với thực phẩm. Nên đặt lọ thực phẩm ở trên các kệ cao, tốt nhất là nơi có ánh nắng mặt trời chiếu vào để hạn chế tối đa sự sinh trưởng và phát triển của nấm mốc.
Sử dụng máy hút ẩm
Trong những ngày nồm, ẩm, bạn có thể dùng máy hút ẩm trong nhà, đặc biệt là phòng bếp, phòng ăn để giữ môi trường khô ráo, tránh vi khuẩn và nấm mốc.
Chú ý an toàn vệ sinh thực phẩm
Sau khi rã đông, thực phẩm cần phải được dùng ngay. Không rã đông thực phẩm nhiều lần, làm đông lạnh lại thực phẩm khi đã rã đông.
Nếu thấy thức ăn đã bị mốc, bạn nên bỏ đi luôn. Đừng vì tiếc rẻ mà nghĩ rằng chỉ cần cắt bỏ hoặc rửa bỏ đi phần bị mốc là được. Trên thực tế, việc này chỉ có thể loại bỏ được phần nấm bên ngoài mà không thể loại bỏ được độc tố bên trong.
Bình luận của bạn