Thực hư mặt nạ mật ong quế trị mụn trứng cá

Đắp mặt nạ mật ong và bột quế có thể trị mụn trứng cá không?

Chăm da, trị mụn với mặt nạ dưỡng da từ khoai lang

Spa tại nhà, cải lão hoàn đồng chỉ nhờ… cái tủ lạnh

Các loại mặt nạ chăm sóc da từ củ đậu

Các loại mặt nạ tăng cường hấp thu collagen cho da

Vi khuẩn Propionibacterium acnes (P.acnes) gây mụn trứng cá bằng cách xâm nhập sâu vào lỗ chân lông. Chúng phân hủy chất bã tạo thành các acid béo tự do ngấm ra tổ chức xung quanh tạo nên các sẩn viêm, nếu bội nhiễm thêm tụ cầu, liên cầu… tạo nên sẩn mủ, mụn mủ. Lý do chính để nhiều người sử dụng mật ong và quế để điều trị mụn trứng cá vì chúng có thể giúp tiêu diệt các vi khuẩn và ngăn ngừa viêm lỗ chân lông. Hơn nữa, bột quế cũng có tính chất làm se, thu nhỏ lỗ chân lông, giúp da mịn màng hơn.

Tuy nhiên, lợi ích của việc sử dụng mặt nạ hỗn hợp mật ong và bột quế thực sự chưa được nghiên cứu đầy đủ mà mới chúng mới chỉ được nghiên cứu riêng rẽ.

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí BMJ cho biết, hiệu quả trị mụn khi áp dụng mật ong Manuka nguyên chất và glycerine (tỷ lệ lần lượt là 90% và 10%) lên da sau khi rửa mặt với xà phòng diệt khuẩn so với việc chỉ rửa mặt bằng xà phòng mà không sử dụng mật ong là như nhau. Các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng việc thêm mật ong vào lộ trình điều trị mụn trứng cá chỉ cải thiện tình trạng mụn ở 4 trên tổng số 53 bệnh nhân.

Theo một đánh giá được công bố trên Tạp chí Asian Pacific Journal of Tropical Biomedicine, mật ong có chứa các enzyme tạo ra hydrogen peroxide nên nó có đặc tính kháng khuẩn. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại mật ong đều có tính chất đó. Ví dụ như Manuka - loại mật ong rất tốt cho sức khỏe nhưng lại không chứa hydrogen peroxide. Tuy nhiên, mật ong Manuka vẫn chứa tính chất kháng khuẩn vì nó có độ pH thấp và hàm lượng đường cao.

Một bài báo được công bố trên Tạp chí Microbiology, Immunology & Infection tìm thấy rằng một số loại mật ong từ Iran có thể có hoạt động kháng khuẩn như một số thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây mụn của mật ong cần phải được nghiên cứu rộng rãi hơn nữa vì vi khuẩn này có xu hướng phát triển và lây lan nhanh.

Hơn nữa, nếu mật ong có thể bôi lên da khá an toàn, hiếm trường hợp bị dị ứng thì bôi bột quế lên da có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong một phân tích tổng hợp dựa trên 70 báo cáo về quế, các nhà nghiên cứu cho biết quế có đặc tính kháng khuẩn cũng như chữa lành vết thương và đặc tính chống lão hóa cho da. Tuy nhiên điều này chỉ là lý thuyết bởi trong nhiều trường hợp, quế không phải là một nguyên liệu thực sự an toàn và thân thiện với làn da. Giống với hạt tiêu, quế có thể ăn được nhưng nó lại có thể gây kích ứng da và thậm chí làm bỏng, phồng rộp da. Thực tế, vẫn có những người không gặp vấn đề gì nghiêm trọng với mặt nạ bột quế nhưng nếu bạn sở hữu làn da nhạy cảm, tốt hơn hết là hãy tránh xa thứ nguyên liệu này.

Biết Tuốt H+ (Theo MNT)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp