Để được chứng nhận Halal, doanh nghiệp cần đạt những tiêu chuẩn gì?

Nguyên liệu là một trong những yêu cầu tiên quyết đối với sản phẩm mong muốn được cấp chứng nhận Halal

Áp dụng tiêu chuẩn Halal tại Việt Nam như thế nào?

Tuân thủ Halal, thị trường Hồi giáo "mở cửa" với thực phẩm chức năng Việt

Mỹ: 19% doanh nghiệp TPCN vi phạm Quy tắc thực hành sản xuất tốt hiện hành (cGMPs)

Bộ Y tế thúc áp dụng GMP TPCN vào giữa năm tới

Những nguyên liệu nào được phép sử dụng?
Thực ra, trong tiêu chuẩn Halal không nêu cụ thể nguyên liệu hay hóa chất nào, hương liệu nào được phép sử dụng trong chế biến sản phẩm Halal, trong kinh Qu’ran và luật Shariah chỉ đưa ra những chất bị cấm sử dụng. Theo kinh Qu’ran, tất cả mọi vật trên trái đất đều do Allah tạo ra, những cái bị cấm cũng do Allah tạo ra để thử thách lòng trung thành và tính trung thực của người Muslim.
Về nguyên liệu để làm thực phẩm chế biến và ăn trực tiếp, một trong những nguyên tắc Halal là hầu hết những sản phẩm tồn tại trên trái đầt hầu hết là Halal, nhưng có một số bị cấm. Về hải sản, những con sống hoàn toàn dưới nước đều là Halal, cá bắt lên để ăn ngay, trái cây vừa hái xuống đều là Halal và không cần phải chứng thực. Nếu qua công đoạn chế biến thì phải xem xét quá trình chế biến và các chất đưa vào sản phẩm có Halal hay không. Nếu nước mắm lên men tự nhiên thì là Halal nhưng thêm phụ gia tạo hương cá hồi thì những chất đưa vào sản phẩm đó cần phải được xác nhận là có Halal hay không thì mới đảm bảo.
Một số sản phẩm thực phẩm Halal có thể kể đến bao gồm: Sữa (từ bò, cừu, dê và lạc đà), mật ong, cá, rau tươi hoặc hoa quả khô, các loại ngũ cốc (lúa mì, gạo, yến mạch,…), các loại hạt (đậu phộng, hạt điều, hạt phỉ,…). Các động vật như bò, cừu, dê, gà, vịt,… cũng buộc phải tuân theo tiêu chuẩn Halal nhưng phải được giết mổ theo đúng nghi thức của người Hồi giáo.
Trường hợp nào sẽ rút lại chứng nhận Halal?
HCA sẽ rút chứng nhận trong các trường hợp:
1) DN không tuân thủ những cam kết liên quan đến yêu cầu về sản phẩm được cấp chứng nhận, các yêu cầu về nguyên liệu sản xuất
2) Nếu có bất kỳ sự lạm dụng nào về dấu Halal sử dụng cho sản phẩm không được chứng nhận
3) Trong quá trình đánh giá phát hiện gian lận về những thành phần không khai báo nhưng vẫn sử dụng để sản xuất
4) Sử dụng lẫn lộn dây chuyền, thiết bị và con người để sản xuất
Nếu một công ty ở Việt Nam bị thu hồi chứng chỉ Halal thì chắc chắn 112 nước (theo đạo Hồi và có người theo đạo Hồi sinh sống) trên thế giới đều biết.
Một sản phẩm bị rút chứng nhận Halal tại 1 quốc gia thì 112 quốc gia khác cũng sẽ nắm được thông tin
Thực phẩm động vật là vấn đề nhạy cảm đối với thế giới Hồi giáo. Nếu một nhà máy vừa sản xuất gia cầm và heo thì chắc chắn không được chứng nhận Halal.
Doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn về điều kiện VSATTP như thế nào thì sẽ được cấp chứng chỉ Halal?
Doanh nghiệp nào đã được cấp chứng nhận HACCP hoặc ISO 22000:2005 dễ dàng hơn trong việc triển khai cấp chứng nhận Halal. Doanh nghiệp nào chưa đạt thì sẽ xem xét thông qua hoạt động đánh giá thực tế để có hướng dẫn cụ thể về:
1) Vệ sinh nhà xưởng, vệ sinh thiết bị
2) Vệ sinh cá nhân
3) Quá trình sản xuất thực phẩm để môi trường sản xuất đảm bảo độ “tinh khiết” nhằm tránh nhiễm chéo,…
Đặc biệt, chứng nhận Halal không đề cập các yếu tố về mặt kỹ thuật, tức là không yêu cầu về chất lượng, chỉ yêu cầu quá trình sản xuất, nguyên vật liệu phải đáp ứng các yêu cầu về Halal mà thôi. Như vậy, việc chứng thực Halal khác với việc chứng thực các tiêu chuẩn khác ở chỗ:
- Thứ nhất, nó không mang nhiều ý nghĩa về mặt quy chuẩn kỹ thuật sản phẩm mà nó mang ý nghĩa chủ yếu về mặt tôn giáo
- Thứ hai, một người Hồi giáo có thể không biết tiêu chuẩn ISO 22000 là gì nhưng họ chỉ mua sản phẩm nếu đáp ứng 2 yêu cầu bắt buộc: 1) có dấu Halal và 2) có ngôn ngữ thân thiện với ngôn ngữ của họ (có tiếng Ả Rập).
Đăng ký chứng nhận Halal như thế nào?
Trên thế giới hiện có khoảng 300 tổ chức cấp chứng nhận Halal nhưng chỉ có 122 tổ chức được công nhận là thành viên của Liên minh Halal Quốc tế IHIA (International Halal Intergrity Alliance). Có nghĩa là những chứng nhận của các tổ chức không được IHIA công nhận chỉ có giá trị hạn chế hoặc không có hiệu lực quốc tế. Các doanh nghiệp nên tìm hiểu kỹ thông tin về tổ chức sẽ cấp chứng nhận cho mình.
Tại Việt Nam cũng đã có Trung tâm kiểm tra, đánh giá cấp Chứng nhận Halal cho các sản phẩm xuất khẩu vào thế giới Hồi giáo được công nhận là thành viên của IHIA – Halal Việt Nam (HVN).
Đối với các doanh nghiệp, sau khi được cấp chứng nhận, sẽ có giám sát định kỳ 6 tháng một lần hoặc có thể bị kiểm tra đột xuất. Nếu doanh nghiệp vi phạm những tiêu chuẩn Halal có thể sẽ bị thu hồi chứng nhận bất cứ lúc nào. Khi hết hạn chứng nhận, doanh nghiệp phải xin cấp hiệu lực mới nếu có nhu cầu và yêu cầu gia hạn này phải thực hiện trước khi hết hạn ít nhất 1 tháng.
PV H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất