Trà quế giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch?

Trà quế có tác động nhất định đến nồng độ cholesterol trong máu

Hút thuốc lá thụ động và những hệ lụy khôn lường

Khó thở khi ngủ - coi chừng mắc bệnh tim mạch

Tăng cholesterol máu, làm thế nào để cải thiện?

Chỉ số mỡ máu ở người khỏe mạnh theo tuổi và giới tính

Trà quế và sức khỏe tim mạch

Như bạn đã biết, nồng độ cholesterol trong máu cao (mỡ máu cao) là yếu tố gây ra các bệnh tim mạch - nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở nhiều quốc gia.

Nghiên cứu cho thấy quế giúp giảm mức cholesterol “xấu” (LDL) và chất béo trung tính triglyceride. Các hoạt chất trong quế cũng làm tăng mức cholesterol “tốt” HDL, giúp ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch bằng cách loại bỏ lượng cholesterol dư thừa ra khỏi động mạch.

Do đó, uống trà quế thường xuyên là một trong những cách hiệu quả để kiểm soát cholesterol và phòng ngừa các bệnh tim mạch nguy hiểm.

Các lợi ích sức khỏe tiềm năng khác của trà quế

Ổn định đường huyết: Nghiên cứu cho thấy các hoạt chất trong quế hoạt động tương tự insulin – hormone giúp kiểm soát đường huyết, phân hủy các phân tử đường để tạo năng lượng. Theo một đánh giá được thực hiện bởi Đại học Thames Valley (Anh), quế có thể làm giảm lượng đường trong máu lúc đói lên đến 29% ở những người mắc bệnh đái tháo đường type 2.

Uống trà quế thường xuyên còn giúp ổn định đường huyết

Chống ung thư: Một nghiên cứu từ Maryland (Mỹ) cho thấy polyphenol được phân lập từ quế giúp giảm sự phát triển và lây lan của tế bào ung thư gan.

Tăng cường chức năng não bộ: Một số hợp chất trong trà quế được phát hiện có thể hỗ trợ ngăn ngừa những thay đổi bất thường đối của các protein trong não, từ đó ngăn ngừa các tình trạng thoái hóa thần kinh như bệnh Alzheimer.

Cách pha trà quế 

Một trong những cách đơn giản nhất để pha trà quế là cho 1 thìa cà phê bột quế vào cốc nước nóng, khuấy đều và uống ngay sau đó. Nếu không có bột quế, bạn có thể ngâm 1 thanh quế trong nước sôi khoảng 10-15 phút. Trà quế cũng có ở dạng túi lọc, bán sẵn tại nhiều cửa hàng và thường được kết hợp với các loại thảo mộc khác, chẳng hạn như: Trà xanh quế, trà quế gừng, trà mật ong quế…

Mặc dù không có hướng dẫn cụ thể, nhưng nhiều người thích nhâm nhi trà quế vào buổi sáng hoặc trước khi đi ngủ. Còn bạn có thể thưởng thức loại trà này bất cứ thời gian nào trong ngày để tận hưởng những lợi ích sức khỏe độc đáo mà nó mang lại.

Tác dụng phụ tiềm ẩn của trà quế

Có 2 loại quế thường được sử dụng để làm đồ uống: Quế Cassia và  quế Ceylon (hay quế Tích Lan). Trong đó, quế Ceylon an toàn hơn khi bổ sung liều cao vì chứa hàm lượng coumarin thấp hơn.

Ví dụ, với cùng một lượng quế, quế Cassia có thể chứa 1% coumarin (một hợp chất thực vật có thể gây hại cho gan nếu bổ sung với số lượng lớn), trong khi đó quế Ceylon chỉ chứa 0,004% coumarin. Do đó, Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu (EFSA) khuyến cáo, bạn chỉ nên bổ sung tối đa 1 thìa cà phê quế Cassia/ngày, hoặc bổ sung tối đa 2,5 thìa cà phê/ngày với quế Ceylon.

Bên cạnh đó, việc dùng nhiều quế, bao gồm cả trong đồ ăn và thức uống có thể gây ra các vấn đề như lở miệng, hạ đường huyết và các vấn đề về hô hấp.

Nếu bạn đang sử dụng bất cứ loại thuốc tim mạch nào, hãy trao đổi với bác sỹ trước khi uống trà quế.

Phạm Quỳnh H+ (Theo Draxe)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất