Chỉ số mỡ máu ở người khỏe mạnh theo tuổi và giới tính

Xét nghiệm máu định kỳ giúp phát hiện sớm tình trạng mỡ máu cao

Không ăn mỡ có giúp giảm mỡ máu?

3 thực phẩm hạ mỡ máu không cần dùng thuốc

Người bị máu nhiễm mỡ nên kiêng gì để kiểm soát bệnh hiệu quả?

Chỉ số mỡ máu của bạn có đang ở ngưỡng nguy hiểm?

Các chỉ số mỡ máu quan trọng

Trong xét nghiệm máu để chẩn đoán rối loạn mỡ máu, người bệnh cần quan tâm đến 4 chỉ số sau:

- Chỉ số cholesterol toàn phần là chỉ số cholesterol tổng hợp được tìm thấy trong máu của bạn. Cholesterol trong cơ thể đảm nhận nhiều nhiệm vụ quan trọng như cấu thành nên cấu trúc màng tế bào và tổng hợp một số hormone. Tuy nhiên, tình trạng dư thừa cholesterol kéo dài dẫn tới các mảng xơ vữa trên thành mạch và nhiều bệnh lý nguy hiểm.

- Chỉ số LDL-cholesterol thể hiện định lượng lipoprotein mật độ thấp (LDL) trong máu. LDL còn được gọi là "cholesterol xấu" vì chúng có thể gây ra sự tích tụ của chất béo trong động mạch. Chỉ số LDL cao đồng nghĩa với nguy cơ bệnh tim mạch cao.

- Chỉ số HDL-cholesterol cho biết lượng "cholesterol tốt" trong cơ thể. Theo các chuyên gia y tế, mức HDL của bạn càng cao có nghĩa nguy cơ mắc rối loạn mỡ máu càng thấp.

- Chỉ số triglycerides: Triglycerides là dạng lipid dự trữ ở các tổ chức mỡ dưới da. Mức triglycerides cao kết hợp với LDL-cholesterol cao làm tăng nguy cơ mắc rối loạn chuyển hóa lipid máu và các bệnh mạn tính như đái tháo đường.

Bảng tiêu chuẩn chỉ số cholesterol theo độ tuổi

Để biết tình trạng mỡ máu của mình, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để làm xét nghiệm máu. Các chuyên gia khuyến cáo, người trên 20 tuổi nên đi xét nghiệm máu ít nhất 5 năm 1 lần. Chỉ số xét nghiệm máu được tính bằng đơn vị mg/dL hoặc mmol/L.

Rối loạn mỡ máu đang dần xuất hiện ở trẻ em, đặc biệt là trẻ béo phì, thường xuyên ăn đồ ăn nhanh, lười vận động hoặc ở trong gia đình có tiền sử mỡ máu cao. Do đó, để bảo vệ sức khỏe của trẻ, cha mẹ có thể cho trẻ thực hiện xét nghiệm máu theo lời khuyên của bác sỹ.

Ở tuổi 9 – 11 và trên 17 tuổi, trẻ có thể thực hiện xét nghiệm chỉ số cholesterol. Tuy nhiên, trong độ tuổi dậy thì, nồng độ lipid trong máu thay đổi rất thất thường và khó đưa ra kết quả chính xác. Nếu trẻ thuộc nhóm nguy cơ cao kể trên, cha mẹ nên cho trẻ thăm khám định kỳ.

Bạn có thể đối chiếu chỉ số cholesterol với bảng dưới đây để hiểu thêm về sức khỏe của mình và có biện pháp kiểm soát mỡ máu thích hợp:

Quỳnh Trang H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch