So sánh tác dụng của insulin và metformin điều trị đái tháo đường

Insulin và metformin là 2 loại thuốc điều trị đái tháo đường phổ biến

Thuốc trị đái tháo đường có thể giúp người béo phì giảm cân?

Thuốc trị đái tháo đường có thể giúp người béo phì giảm cân?

Sữa ong chúa có giúp kiểm soát đường huyết?

Gia tăng bệnh nhân đái tháo đường nhập viện do rối loạn đường huyết

Mục đích

Cả  insulin và metformin đều có cùng mục đích là làm giảm lượng đường trong máu. Việc tiêm Insulin là nhằm bù đắp lại lượng insulin bị thiếu hụt cho cơ thể do tuyến tụy suy giảm chức năng hoặc ngừng hoạt động. Trong khi đó, metformin lại là một loại thuốc hạ đường huyết dạng uống, có tác dụng làm giảm mức đường huyết trong máu bằng cách giảm lượng glucose trong gan và tăng sự nhạy cảm của cơ thể với insulin. Trên thực tế, tác dụng của metformin không chỉ dừng lại ở việc kiểm soát đường huyết mà còn có thể làm giảm nồng độ lipid trong máu và hỗ trợ việc giảm cân

Theo Viện Y tế Quốc gia về Bệnh Đái tháo đường, các Bệnh về Tiêu hóa và Thận Hoa Kỳ, trong số tất cả các bệnh nhân mắc đái tháo đường, có khoảng 14% chỉ dùng insulin, 57% chỉ uống thuốc và 14 phần trăm kết hợp cả 2.

Cơ chế

Các loại thuốc hạ đường huyết dạng uống như metformin chỉ được sử dụng cho những bệnh nhân bị mắc đái tháo đường type 2, bởi những người bị đái tháo đường type 1 thường sản sinh ít hoặc không có insulin, do đó việc làm giảm lượng glucose do gan sản xuất sẽ không làm giảm mức glucose trong máu. Vì vậy, nếu không có insulin, glucose sẽ không thể đi vào tế bào và vẫn còn trong máu.

Ngược lại, đối với insulin, tất cả các bệnh nhân đái tháo đường type 1 đều dùng insulin, và một số bệnh nhân mắc đái tháo đường type 2 cũng có thể được sử dụng biện pháp này, thay vì thuốc uống như metformin, tuy nhiên điều này còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Insulin phải được sử dụng dưới dạng tiêm, có nhiều loại với liều dùng và tác dụng nhanh, chậm khác nhau.

Tác dụng phụ

Tiêu chảy là tác dụng phụ thường gặp nhất của metformin, bên cạnh đó, trong một số trường hợp hiếm, bệnh nhân cũng có thể gặp phải tình trạng bị suy gan hoặc tăng acid,.... 

Với insulin thì hạ đường huyết là tác dụng phụ phổ biến nhất. Do đó, người bệnh cần hết sức cẩn thận khi dùng biện pháp này.  Bởi khi tiêm insulin mà không ăn uống hoặc sử dụng không đúng cách sẽ có thể gây ra hạ đường huyết. Các triệu chứng của hạ đường huyết bao gồm: Suy nhược, run rẩy, đổ mồ hôi, chóng mặt, nhầm lẫn, hôn mê và thậm chí có thể gây ra tử vong.

Để kiểm soát đường huyết hiệu quả, người đái tháo đường có thể sử dụng thêm một số sản phẩm, thực phẩm chức năng.

Lợi ích

Cả metformin và insulin đều giúp người bệnh kiểm soát lượng đường trong máu mình. Giữ mức đường trong máu càng gần mức bình thường càng tốt, từ đó giúp ngăn ngừa những tổn thương gây ra đối với các cơ quan của cơ thể và làm giảm nguy cơ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm về tim mạch, thị lực, thần kinh và thận...

Cân nhắc

Đối với người đái tháo đường type 1, insulin là thuốc lựa chọn duy nhất. Tuy nhiên, với người bị đái tháo đường type 2, các bác sỹ thường sẽ bắt đầu điều trị với một loại thuốc hạ đường huyết bằng đường uống như metformin, và chỉ thêm insulin khi thuốc hạ đường uống không thể giúp ổn định được mức đường trong máu.

Quang Tuấn H+ (Theo Livestrong)

Gợi ý sản phẩm thực phẩm chức năng TĐCare giúp ổn định đường huyết:

Thực phẩm chức năng TĐCARE được kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) giúp hạ đường huyết, hỗ trợ làm giảm cholesterol máu. TPCN TĐCARE làm giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh đái tháo đường, phòng bệnh cho các đối tượng có nguy cơ cao.

Vui lòng truy cập www.tdcare.vn hoặc gọi1900 6436 để biết thêm chi tiết.

XNQC: 1102/2015/XNQC-ATTP

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
**Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.


Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết