- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
Bà bầu nên hỏi bác sỹ khi muốn dùng thuốc dị ứng
Thuốc kháng histamine chống dị ứng có an toàn cho trẻ em không?
Trắc nghiệm: Bạn đang bị dị ứng hay cảm lạnh?
Dị ứng chuối ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm?
Chỉ thực - thảo dược quý giúp giảm viêm mũi dị ứng
Bà bầu có nên dùng thuốc chống dị ứng?
Các loại thuốc dị ứng như chlorpheniramine, fexofenadine, cetirizine thường an toàn với bà bầu, nhưng tốt nhất bạn vẫn nên hỏi ý kiến bác sỹ, dược sỹ. Thay vì dùng thuốc uống, bác sỹ có thể khuyên bạn nên xịt mũi vì dung dịch ở trong mũi, không lây lan khắp cơ thể.
Tùy thuộc vào các triệu chứng của bạn, bác sỹ sẽ kê toa thuốc phù hợp. Nếu các triệu chứng nhẹ, bác sỹ có thể đề nghị phương pháp điều trị thay thế.
Không dùng thuốc chống dị ứng có sao không?
Phòng ngừa luôn tốt hơn là điều trị. Vì vậy, cách tốt nhất để không bị dị ứng là tránh xa các tác nhân gây dị ứng cho bạn. Nếu bạn bị dị ứng phấn hoa, nhớ luôn đeo khẩu trang.
Bà bầu nên tránh xa các tác nhân có thể gây dị ứng
Loại thuốc dị ứng nào an toàn với bà bầu?
Không có loại thuốc dị ứng nào hoàn toàn an toàn trong thai kỳ. Tuy nhiên, một số loại thuốc dị ứng phổ biến trong thai kỳ, không gây tác dụng phụ như thuốc kháng histamine đường uống chlorpheniramine, cetirizine. Trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, tuyệt đối tránh dùng thuốc dị ứng, vì đây là giai đoạn thai nhi đang hình thành.
Thuốc thông mũi kết hợp với thuốc kháng histamine
Vì không có đủ bằng chứng hỗ trợ cho sự an toàn của thuốc, tốt hơn hết là nên tránh dùng thuốc xịt mũi và các thuốc thông mũi khác kết hợp với thuốc kháng histamine.
Bà bầu có thể dùng thuốc xịt mũi nào?
Bạn có thể lựa chọn thuốc xịt mũi thay vì thuốc viên khi mang thai. Thuốc xịt mũi dị ứng natri hoặc steroid an toàn cho bà bầu vì chúng không lan ra toàn bộ cơ thể.
Bà bầu có nên tiêm thuốc dị ứng khi mang thai?
Bạn không nên tiêm thuốc phòng dị ứng khi mang thai vì nó có nguy cơ gây sốc phản vệ và các tác hại với thai nhi.
Làm thế nào để giảm triệu chứng dị ứng một cách tự nhiên?
- Xịt nước muối sinh lý có thể làm giảm nghẹt mũi mà không gây ra bất kỳ tác hại nào.
- Hạn chế các hoạt động ngoài trời để giảm nguy cơ dị ứng phấn hoa, khói bụi...
- Tập thể dục giúp giảm nghẹt mũi.
Bình luận của bạn