Các loại thảo dược trong vườn nhà hỗ trợ điều trị viêm phế quản hiệu quả
Tập thể dục giúp cải thiện tình trạng viêm phế quản mạn tính
Nên và không nên làm gì khi điều trị viêm tai tại nhà
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm phế quản mạn tính
Thanh niên mắc viêm phế quản “nhựa” hiếm gặp
Viêm phế quản là tình trạng viêm niêm mạc ống phế quản. Khi mắc viêm phế quản, người bệnh thường ho, khạc đờm. Có hai loại viêm phế quản gồm:
Viêm phế quản cấp: Là tình trạng viêm nhiễm cấp tính của niêm mạc phế quản ở người trước đó không có tổn thương, thường do vi khuẩn, virus hoặc cả hai.
Viêm phế quản mạn tính: Khi chuyển sang giai đoạn mạn tính, nó sẽ kích thích liên tục các ống phế quản, đây là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Tình trạng này có thể kéo dài hàng tháng, thậm chí là nhiều năm. Viêm phế quản mạn tính có cấp độ nghiêm trọng hơn nhiều so với viêm phế quản cấp tính.
Với cuộc sống công nghiệp hóa ngày nay, tình trạng ô nhiễm môi trường, khói bụi, vi khuẩn, virus, hóa chất độc hại, thay đổi thời tiết, độ ẩm là những nguyên nhân gây ra viêm phế quản. Theo thống kê, viêm phế quản mạn tính chiếm 3-5% ở nông thôn, 8-10% tại các khu công nghiệp, 17% ở các nhà máy.
Biến chứng có thể gặp của viêm phế quản là tình trạng bội nhiễm phổi, giãn phế nang, tổn thương nghiêm trọng gây suy hô hấp, sốc nhiễm trùng, tràn mủ màng phổi… thậm chí, bệnh gây suy giảm chức năng hô hấp trầm trọng. Viêm phế quản cấp tính nếu không điều trị triệt để sẽ chuyển sang mạn tính, thường xuyên tái phát, tuyến tiết nhầy bị phì đại, xơ hóa, phá hủy phế quản, tổ chức đàn hồi của nhu mô phổi bị phá hủy, giãn phế nang.
Bên cạnh điều trị bằng tây y, các phương pháp dân gian hỗ trợ chữa trị viêm phế quản bằng các loại thảo dược cũng được nhiều người quan tâm nhờ sự tiện lợi, dễ tìm và độ lành tính cao. Một số loại cây có sẵn trong vườn nhà hỗ trợ tối ưu trong điều trị viêm phế quản như:
Bình luận của bạn