Thuốc tránh thai ảnh hưởng tiêu cực đến xương
Một nghiên cứu thực hiện năm 2010 đã cho thấy những phụ nữ trẻ có sử dụng thuốc tránh thai chứa lượng estrogen thấp có mật độ xương thấp hơn 6% so với những người không sử dụng thuốc. Có nghĩa là Estrogen tự nhiên với nồng độ cao có thể kích thích tăng trưởng xương nhưng thuốc ngừa thai lại giữ lượng estrogen cân bằng trong cơ thể, điều này cho thấy rằng thuốc tránh thai có thể ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển xương nhưng vẫn chưa có minh chứng cụ thể nào cho thấy rằng uống thuốc tránh thai có thể dẫn đến bệnh loãng xương hoặc gãy xương.
Thuốc tránh thai có thể ảnh hưởng tiêu cực đến việc phát triển xương
Người sử dụng thuốc tránh thai có nguy cơ mắc phải chứng bệnh gây nghẽn mạch máu tại chân mang tên Huyết khối Tĩnh mạch (VTE) cao hơn bình thường một chút. Nguy cơ này cũng còn tùy thuộc vào loại thuốc tránh thai mà bạn sử dụng. Những người dùng loại thuốc có chứa drospirenone - một dạng mới của progesterone nhân tạo - cao gấp ba lần bình thường sẽ có nhiều khả năng hình thành VTE nhiều hơn người sử dụng loại progesterone trước đây với tên levonorgestrel. Tuy nhiên, ngay cả với drospirenone, tỷ lệ nhiễm bệnh cũng chỉ nằm trong khoảng 3/10.000.
Nguy cơ ung thư
Các nhà khoa học vẫn chưa chắc chắn được rằng thuốc tránh thai có chứa lượng estrogen nhân tạo có thể làm tăng mạnh nguy cơ mắc phải bệnh ung thư vú. Một nghiên cứu gần đây cho thấy thuốc tránh thai có khả năng làm tăng đến 65% khả năng hình thành thực thể estrogen gây ung thư, tuy nhiên điều này không thể khẳng định là thuốc tránh thai có thể gây bệnh ung thư. Không chỉ thế, nguy cơ này còn có phụ thuộc nhiều vào tiền sử bệnh ung thư trong gia đình, thuốc tránh thai không hề đóng vai trò liên quan gì đến các căn bệnh ung thư khác. Không những vậy, thuốc tránh thai còn có tác dụng làm giảm khoảng 50% nguy cơ ung thư buồng trứng cũng như giảm nguy cơ ung thư nội mạc tử cung đến 40%.
Bình luận của bạn