Tim đập nhanh khi ngủ, nguyên nhân do đâu?

Tình trạng tim đập nhanh khi ngủ có thể do tâm lý bất ổn, rối loạn hormone...

Ngoại tâm thu là gì và bệnh có nguy hiểm không?

Rối loạn thần kinh tim có chữa được không?

Tại sao không nên đốt điện tim sớm điều trị ngoại tâm thu?

Rung nhĩ, rung thất có thể chữa khỏi dứt điểm được không?

Trả lời:

Chào bạn!

Tình trạng tim đập nhanh khi ngủ có thể do mắc phải bệnh lý nào đó hoặc bị tác động bởi một số yếu tố. Do bạn đã đi khám và chưa phát hiện ra bệnh, nên tình trạng tim đập nhanh bạn gặp phải có thể là do bị tác động bởi một số yếu tố sau đây:

- Tâm lý bất ổn: Tâm lý là yếu tố khá phổ biến khiến tim đập nhanh hơn. Đây là dấu hiệu cảnh báo bạn có thể bị stress, rối loạn lo âu...

- Hoạt động thể chất quá mức: Việc vận động mạnh, hoạt động thể chất quá mức hoặc tập thể dục nặng vào ban đêm có thể khiến tim đập nhanh và mạnh hơn khi ngủ.

Tim đập nhanh khi ngủ có thể do bạn uống cà phê, trà đặc... gần giờ đi ngủ

Tim đập nhanh khi ngủ có thể do bạn uống cà phê, trà đặc... gần giờ đi ngủ

- Sử dụng chất kích thích: Việc dùng các chất kích thích như cà phê, rượu bia, thuốc lá... có thể khiến tim đập nhanh hơn vào ban đêm.

- Chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý: Thực đơn hàng ngày chứa nhiều tinh bột, đường và chất béo có thể khiến trái tim đập nhanh hơn.

- Tác dụng phụ của một số thuốc điều trị: Tình trạng tim đập nhanh còn có thể là tác dụng phụ của một số thuốc như thuốc điều trị tuyến giáp, hen suyễn... Một số thuốc điều trị ngạt mũi, sổ mũi… có chứa thành phần epinephrine, pseudoephedrine hoặc phenylephrine cũng có thể làm tăng nhịp tim.

 

- Hội chứng ngưng thở khi ngủ: Hiện tượng này xảy ra khi người bệnh liên tục ngừng thở trong đêm. Việc ngừng thở đột ngột này có thể làm giảm nồng độ oxy và gây căng thẳng, khiến tim đập nhanh hơn khi ngủ.

- Hạ đường huyết: Trường hợp bị hạ đường huyết khi ngủ sẽ khiến tim đập nhanh hơn do kích hoạt giải phóng epinephrine. Đây là một loại hormone có liên quan đến phản ứng “chiến hay chạy” (fight-or-flight response) lúc bạn căng thẳng, lo lắng.

- Thay đổi hormone trong cơ thể: Tim đập mạnh khi nằm ngủ cũng có thể do thay đổi hormone ở nữ giới trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai, tiền mãn kinh hay mãn kinh.

Cho dù nguyên nhân khiến tim đập nhanh khi nằm ngủ là gì, bạn vẫn nên tìm cách cải thiện triệu chứng này càng sớm càng tốt. Ngoài việc điều chỉnh lối sống và chế độ dinh dưỡng, bạn có thể tham khảo sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ cho người bị rối loạn nhịp tim, có thành phần chính từ thảo dược khổ sâm để hỗ trợ cải thiện tình trạng tim đập nhanh, khó thở, trống ngực… hiệu quả.

Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!

Dược sĩ Yên Hoa

 

TPBVSK Ninh Tâm Vương - Hỗ trợ giảm hồi hộp, trống ngực, tim đập nhanh

Với thành phần chính là thảo dược Khổ sâm, TPBVSK Ninh Tâm Vương hỗ trợ giảm triệu chứng hồi hộp, trống ngực, tim đập nhanh, bồn chồn, lo âu, ổn định nhịp tim và phòng nguy cơ suy tim do rối loạn nhịp cho người bị rối loạn nhịp tim.

Ninh-Tam-Vuong

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Số điện thoại: 0243 775 9865 - 0981.238.219

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

*Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị