- Chuyên đề:
- Rối loạn nhịp tim
Tim đập nhanh về đêm không phải tình trạng quá hiếm gặp
Hồi hộp, đánh trống ngực dùng thuốc không khỏi phải làm sao?
Rối loạn nhịp tim ở độ tuổi tiền mãn kinh có cần uống thuốc?
Vai trò của Đông y trong hỗ trợ điều trị hồi hộp, tim đập nhanh
Tại sao không nên coi thường tình trạng hồi hộp, tim đập nhanh?
Tại sao bạn bị tim đập nhanh về đêm?
Tim đập nhanh, đánh trống ngực vào ban đêm là tình trạng xảy ra khi bạn có cảm giác nhịp tim đập mạnh ở ngực, cổ hoặc ở đầu, đặc biệt là khi đang nằm. Dù tình trạng tim đập nhanh về đêm có thể gây ra nhiều khó chịu, chúng khá lành tính trong đa số trường hợp và không phải dấu hiệu cảnh báo bệnh gì nghiêm trọng.
Trên thực tế, những người thích nằm nghiêng khi ngủ thường có nguy cơ bị tim đập nhanh về đêm cao hơn. Nguyên nhân là bởi tư thế uốn cong người khiến áp lực trong cơ thể, đặc biệt là áp lực lên thực quản tăng cao, từ đó tác động tới phía sau tâm nhĩ trái của trái tim.
Nằm nghiêng khi ngủ khiến bạn có nguy cơ bị tim đập nhanh về đêm cao hơn
Một điều nữa cần xem xét khi bạn bị đánh trống ngực về đêm, đó là tình trạng tim đập nhanh có thể xảy ra trong suốt cả ngày, nhưng bạn chỉ nhận thấy chúng rõ ràng hơn về đêm khi không gian yên tĩnh, không bị phân tâm bởi điều gì. Một số bệnh như cường giáp, rối loạn nhịp tim, đau tim, suy tim, bệnh cơ tim, bệnh van tim… cũng có thể là nguyên nhân gây tim đập nhanh về đêm.
Các triệu chứng tim đập nhanh bạn nên chú ý
Hãy chú ý nếu các triệu chứng sau xảy ra bất ngờ hoặc có xu hướng xuất hiện nhiều lần:
- Cảm thấy nhịp tim đập bất thường hoặc trái tim như ngừng lại trong một khoảng thời gian ngắn.
- Đánh trống ngực.
- Tim đập nhanh.
Dù tim đập nhanh về đêm thường không phải một tình trạng đáng báo động, các chuyên gia vẫn khuyến cáo bạn nên đi khám ngay nếu thấy tình trạng tim đập nhanh về đêm đi kèm với các triệu chứng như: Khó thở, ngất xỉu, choáng ngất, đau tức ngực…
Các yếu tố khiến tình trạng tim đập nhanh về đêm thêm nghiêm trọng
Một số yếu tố dưới đây có thể khiến tình trạng tim đập nhanh về đêm thêm nghiêm trọng, khó chịu:
- Thường xuyên tiếp xúc với các chất thích như caffeine, nicotine.
- Bạn dùng một số loại thuốc có chứa pseudoephedrine.
- Bạn bị sốt, thiếu máu, hạ huyết áp, hạ đường huyết, bệnh tuyến giáp.
- Ăn nhiều chocolate, uống nhiều rượu bia.
- Mệt mỏi, thiếu ngủ.
- Lo lắng, căng thẳng, trầm cảm.
- Tập thể dục quá sức.
- Thay đổi nội tiết tố do mang thai, có kinh nguyệt hay mãn kinh.
Chủ động tránh những yếu tố trên có thể giúp khắc phục tình trạng tim đập nhanh về đêm. Các triệu chứng khó chịu có xu hướng tự thuyên giảm trong vòng vài ngày.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm gặp, tình trạng tim đập nhanh về đêm có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh tim mạch, bệnh tuyến giáp nghiêm trọng hơn. Do đó, nếu đã kiểm soát các yếu tố nói trên nhưng tình trạng tim đập nhanh về đêm vẫn không thuyên giảm, bạn nên đi khám để được chẩn đoán, có hướng điều trị kịp thời.
Vi Bùi H+ (Theo Healthline)
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương với tinh chất Khổ sâm - hỗ trợ làm giảm hồi hộp, trống ngực do nhịp tim nhanh và phòng nguy cơ suy tim do rối loạn nhịp.
Sản phẩm dùng cho người bị rối loạn nhịp tim nhanh (nhịp nhanh nhĩ, thất, nhịp nhanh xoang), người mắc các bệnh tim, bệnh mạch vành, người bị di chứng sau biến cố tim mạch...
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.
Số điện thoại: 0243 775 9865 - 0283 977 8085.
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận của bạn