- Chuyên đề:
- Bệnh gan mật
Phẫu thuật nội sọi túi mật là dạng phẫu thuật phổ biến nhất đối với bệnh nhân mắc bệnh sỏi mật.
Béo phì làm tăng nguy cơ phát triển sỏi mật
Giảm cân quá nhanh dễ bị sỏi mật!
Đau quặn hạ sườn phải có phải là bị sỏi mật?
Ăn uống thế nào để giảm đau do sỏi mật?
Sỏi mật không triệu chứng khi mang thai có cần điều trị không?
Tiến sỹ Anthony Komaroff - Tốt nghiệp Trường Y Harvard trả lời:
Chào bạn,
Sỏi túi mật là sự hiện diện của các viên sỏi nhỏ, có thể hình thành bên trong túi mật hoặc do sỏi ở đường dẫn mật trong gan rơi vào. Thành phần chính của sỏi túi mật là cholesterol, ngoài ra còn có bilirubin, calci trong dịch mật.
80% các trường hợp bị sỏi túi mật thường không gây ra các triệu chứng khó chịu nào, hoặc có đi chăng nữa cũng khá mơ hồ như đầy trướng, chậm tiêu. Do đó, sỏi chỉ được phát hiện ngẫu nhiên thông qua việc thăm khám sức khỏe định kỳ. Nếu sỏi mật gây ra triệu chứng, cũng đồng nghĩa là người bệnh có nguy cơ cao phát sinh biến chứng nguy hiểm như viêm túi mật, hoại tử túi mật… Khi điều này xảy ra, các triệu chứng sẽ không mất đi cho đến khi túi mật được cắt bỏ.
Cho đến nay, việc điều trị sỏi túi mật phổ biến nhất là phẫu thuật nội soi cắt bỏ túi mật. Trước khi thực hiện, bạn sẽ được uống kháng sinh trước 1 ngày và ngay trước quá trình phẫu thuật để phòng ngừa nguy cơ viêm nhiễm. Để đưa ống nội soi vào bên trong cơ thể, bác sĩ sẽ rạch 3 vết nhỏ ở thành bụng.
Các ống nội soi bao gồm: một camera nhỏ sẽ cho phép quay lại hình ảnh bên trong cơ thể thông qua màn hình video. Bác sĩ sẽ nhìn vào màn hình này và đưa dụng cụ phẫu thuật để cắt túi mật và đặt các cái kẹp nối giữa ống dẫn mật chủ vào túi mật. Kế tiếp, bác sĩ sẽ loại bỏ túi mật và kéo nó ra khỏi cơ thể thông qua một trong các vết rạch trên bụng. Thông thường, bạn sẽ được xuất viện sau 1 ngày thực hiện phẫu thuật nội soi. Tuy nhiên, sau khi về nhà, bạn nên nhớ nghỉ ngơi nhiều hơn và tránh các hoạt động thể thao hoặc lao động nặng từ một đến vài tuần.
Nếu bạn không phải là ứng viên cho ca phẫu thuật mổ nội soi, bạn sẽ được chỉ định bằng phương pháp mổ mở để bộc lộ túi mật thông qua một vết rạch lớn trên ổ bụng. Do đó, bạn cần có nhiều thời gian để hồi phục hơn so với mổ nội soi.
Phẫu thuật nội soi cắt túi mật
Giống như bất kỳ loại phẫu thuật nào khác, sẽ có những rủi ro xảy ra. Dụng cụ phẫu thuật có thể làm tổn thương đường ruột, các ống dẫn mật. Thỉnh thoảng, một mạch máu có thể bị thương, gây ra chảy máu. May mắn là, các biến chứng này sẽ được hạn chế tối đa nếu bác sĩ phẫu thuật là người có chuyên môn và tay nghề cao.
Gan vẫn sẽ sản xuất dịch mật để tiêu hóa chất béo khi cắt túi mật. Khi còn túi mật, dịch mật đặc hơn, và chỉ được đưa xuống phần đầu tá tràng khi có thức ăn. Sau khi cắt túi mật đi rồi dịch mật không được cô đặc mà đổ trực tiếp xuống ruột bất kể khi đó có hay không có thức ăn. Do vậy, việc tiêu hóa của người bệnh có thể gặp trục trặc đôi chút. Nhưng cơ thể của chúng ta có thể tự thích nghi với vấn đề này, nên bạn không cần quá lo lắng. Một sự thật nữa là cắt túi mật không có khả năng phòng tránh sỏi mật hoàn toàn, vì vẫn có khoảng 30 – 50% người bệnh sau cắt túi mật sỏi sẽ phát sinh tại các vị trí khác trong đường dẫn mật. Do đó, người bệnh nên áp dụng các biện pháp dự phòng như: hạn chế đồ ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ, tăng cường vận động, ăn chín uống sôi và tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần.
Chúc bạn sớm khỏi bệnh!
Ngân Giang H+ (Theo AskDoctorK)
Thông tin thêm cho bạn:
Gần đây, nhiều bằng chứng khoa học làm sáng tỏ quan điểm của việc sử dụng thảo dược truyền thống trong điều trị bệnh sỏi mật. Các nhà khoa học cho biết, sự hình thành sỏi mật có liên quan chính đến yếu tố cơ địa mà các phương pháp điều trị sỏi tây y không thể tác động. Nhưng đông y lại hoàn toàn có thể. Một số thảo dược như Uất kim, Chi tử (tăng vận động đường mật, tăng chất lượng dịch mật), Diệp hạ châu (tăng cường chức năng gan), Hoàng bá (kháng khuẩn, kháng viêm) khi phối hợp cùng nhau mang lại tác dụng đồng bộ lên hệ thống gan mật, giúp hỗ trợ điều trị, ngăn ngừa biến chứng và phòng sỏi tái phát sau phẫu thuật hiệu quả.
Bình luận của bạn