Họ sử dụng một hóa chất để "hồi sinh" cơ trên chuột và việc này tương đương với cải lão hoàn đồng từ hệ cơ 60 tuổi thành 20 tuổi, tuy nhiên sức mạnh cơ bắp lại không được cải thiện.
Nghiên cứu của họ tập trung vào một loại hóa chất được gọi là NAD. Chất này xâm nhập tự nhiên vào tế bào theo độ tuổi. NAD phá vỡ chức năng của các "nhà máy tế bào" - ty thể - dẫn đến việc làm giảm sản xuất năng lượng và lão hóa.
Bằng cách cho chuột một loại hóa chất mà chúng có thể tự chuyển hóa thành NAD, làm đảo ngược "dòng chảy thời gian".
Một liều thuốc biến một con chuột hai năm tuổi “cải lão hoàn đồng” thành một con chuột sáu tháng tuổi như chức năng ty thể, khả năng thải độc của cơ, kháng viêm, và kháng insulin.
Bác sĩ Ana Gomes, Khoa di truyền học của Trường Y Harvard, cho rằng: "Chúng tôi tin rằng đây là môt phát hiện khá quan trọng".
Bà tranh luận rằng sức mạnh của cơ có thể trở lại bằng những chương trình hồi phục sức khỏe dài hơn.
Có thể trở thành một phương thuốc?
Tuy nhiên, đây không phải là một phương thuốc cải lão hoàn đồng thật sự. Vì thí nghiệm này, những mặt khác như việc cắt ngắn các telomere (đoạn mã DNA khóa chuỗi gene) hoặc các thương tổn của DNA, không bị đảo ngược.
Bác sĩ Gomes chia sẻ với BBC: "Việc lão hóa là một quá trình phức hợp, điều đó có nghĩa là chúng ta không thể nào sửa một bộ phận, và vì thế tập trung giải quyết vấn đề là rất nan giải."
"Tôi tin rằng rất nhiều tín hiệu nhiễu trong tế bào và năng lượng. Việc này rất quan trọng ở cấp độ tế bào và đây là một thành phần chính quan trọng tạo ra những thành phần khác trong quá trình lão hóa”, bác sĩ Gomes nói.
Nhóm nghiên cứu muốn bắt đầu thử nghiệm lâm sàng vào năm 2015.
Bác sĩ Gomes cho rằng các liệu pháp trên người là một viễn cảnh xa nhưng: "Từ những gì chúng ta biết cho tới bây giờ thì chúng tôi nghĩ bạn không cần phải dùng nó từ năm 20 tuổi cho tới lúc chúng ta mất".
"Chúng ta có thể bắt đầu dùng chúng khi chúng ta đã già, không quá già để cơ thể ta không bị tổn hại".
"Nếu bắt đầu ở tuổi 40 thì chúng ta có thể mở ra một chân trời tốt hơn cho sức khỏe tuổi già, nhưng tôi cho là chúng ta cần phải thử nghiệm lâm sàng".
Giáo sư Tim Spector, đến từ Đại học Kings College London, nhận xét: "Đây là một phát hiện vừa thú vị vừa gây tò mò vì một vài yếu tố trong quá trình lão hóa có thể bị đảo ngược".
"Tuy nhiên, từ việc thí nghiệm thành công trên chuột đến việc tìm thấy những tác động đến quá trình lão hóa của người mà không gây các phản ứng phụ lại là một con đường dài đầy chông gai".
Bác sĩ Ali Tavassoli, từ Đại học Southampton tranh luận: "Việc họ không thấy bất cứ thay đổi nào trên cơ thể chuột rất đáng ghi nhận".
"Nó có thể do 2 nguyên do. Hoặc là chúng cần được dùng thuốc để những thay đổi ở cấp tế bào có đủ thời gian để ảnh hưởng toàn bộ cơ quan trong cơ thể hoặc các thay đổi sinh hóa chính nó sẽ đào thải quá trình chuyển đổi vật lý liên quan đến quá trình lão hóa của chuột. Cần nhiều thí nghiệm để tìm hiểu khả năng nào đúng".
Bình luận của bạn