Bạn nên chuẩn bị một số loại thuốc như thuốc chống say tàu, xe, thuốc tiêu hóa… khi đi chơi xa
Nên “vi vu” du lịch biển ở đâu trong mùa Hè này?
Hè này, đi biển du lịch sao cho an toàn?
Đi du lịch gặp ngày mưa gió, làm gì để không chán?
Nghỉ lễ 30/4-1/5: Chơi đâu, ăn gì ở miền Tây?
Khi chuẩn bị các loại thuốc mang đi du lịch, bạn nên trao đổi kỹ với các chuyên gia y tế để hiểu rõ cách dùng, liều dùng, các lưu ý khi sử dụng thuốc. Dưới đây là một số loại thuốc cơ bạn bạn nên chuẩn bị khi đi chơi xa:
Thuốc chống say tàu, xe
Khi đi du lịch, có khả năng bạn sẽ phải di chuyển bằng nhiều phương tiện khác nhau. Do đó, để giảm bớt cảm giác nôn nao, say tàu, xe hoặc máy bay, bạn nên chuẩn bị sẵn các loại thuốc chống say theo người.
Các loại thuốc này cần được uống trong vòng 30 - 60 phút trước khi lên tàu/xe để thuốc có đủ thời gian giải phóng hoạt chất, hấp thụ vào máu và phát huy tác dụng.
Thuốc giảm đau, hạ sốt
Việc thay đổi điều kiện thời tiết, thay đổi múi giờ có thể khiến cơ thể mệt mỏi, yếu hơn, dễ gặp phải tình trạng cảm, sốt, đau đầu, đau nhức cơ thể… Do đó, bạn nên nhớ chuẩn bị sẵn các loại thuốc giảm đau, hạ sốt (như paracetamol) khi đi du lịch.
Lưu ý: Khi dùng thuốc hạ sốt paracetamol, bạn nên chú ý đối với người lớn, liều paracetamol tối đa không được phép lớn hơn 4gr/ngày. Liều lượng của thuốc hạ sốt được tính toán dựa trên trọng lượng cơ thể, từ 10 - 15mg/kg, cách 4 - 6 giờ/lần. Theo đó, bạn không nên uống thuốc hạ sốt paracetamol quá 5 lần và không quá 75mg/kg trong vòng 24 giờ. Thuốc hạ sốt có thể sử dụng vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
Thuốc tiêu hóa
Khi du lịch tới những vùng đất mới, bạn cũng sẽ có cơ hội thử nhiều món ăn mới lạ, hấp dẫn tại địa phương. Tuy nhiên, việc thay đổi thói quen ăn uống thường ngày có thể gây ra một số vấn đề tiêu hóa như trướng bụng, đầy bụng, tiêu chảy, táo bón…
Để tránh tình trạng này, bạn nên chuẩn bị sẵn một số loại thuốc tiêu hóa (như berberine), thuốc nhuận tràng, cũng như oresol để bù nước và chất điện giải cho cơ thể.
Thuốc chống dị ứng
Dị ứng thức ăn, dị ứng thời tiết hay phấn hoa… đều có thể xảy ra khi bạn đi tới những địa điểm mới lạ. Dị ứng có thể gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, thậm chí sưng mắt hay chảy nước mũi nhiều. Do đó, khi đi du lịch, bạn nên chuẩn bị sẵn các loại thuốc chống dị ứng, đặc biệt nếu bạn có cơ địa nhạy cảm. Lưu ý: Bạn nên trao đổi kỹ với dược sỹ khi mua thuốc chống dị ứng để tìm được loại thuốc phù hợp với bản thân.
Thuốc chống muỗi và côn trùng
Bị côn trùng cắn có thể gây đau đớn, sưng, ngứa, nặng hơn có thể dẫn tới dị ứng, sốt, hôn mê. Do đó, trong những chuyến đi xa, đặc biệt là tới những nơi rừng núi, bạn nên chuẩn bị sẵn một số loại thuốc chống muỗi và côn trùng, cũng như các loại thuốc để bôi khi bị côn trùng cắn.
Thuốc nhỏ mắt và nước muối sinh lý
Việc tham gia nhiều vào các hoạt động ngoài trời khi đi du lịch có thể khiến mắt dễ bị khô, mỏi mắt. Đặc biệt, trong trường hợp có các vật thể lạ rơi vào mắt, gây cảm giác cộm, ngứa ngáy, dùng thuốc nhỏ mắt hay nước muối sinh lý sẽ giúp bạn nhanh chóng giảm cảm giác khó chịu.
Các dụng cụ sơ cứu
Để đề phòng trường hợp bị té ngã, xây xát chân tay, bạn cũng nên chuẩn bị sẵn một số dụng cơ sơ cứu cá nhân như bông gòn, băng gạc, các dung dịch sát khuẩn như cồn, nước oxy già, cồn iod…
Các loại thuốc điều trị bệnh khác
Trong trường hợp mắc một số bệnh mạn tính như hen suyễn, bệnh tim mạch, đái tháo đường… bạn sẽ cần mang theo các loại thuốc điều trị cần thiết theo đơn của bác sỹ.
Nếu phải uống thuốc đúng giờ, bạn nên hỏi kỹ bác sĩ cách tính thời gian dùng thuốc khi di chuyển qua các vùng có múi giờ khác nhau.
Bạn cũng cần hỏi về các tương tác giữa thuốc và thực phẩm có khả năng xảy ra, vì các món ăn lạ khi đi du lịch có khi gây ra những ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc đang sử dụng.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên mang theo một bản sao toa thuốc, đề phòng các trường hợp hành lý bị thất lạc hay mất cắp thì vẫn có thể mua lại các loại thuốc điều trị.
Lưu ý: Khi cần sử dụng một số loại thuốc an thần hay thuốc giảm đau gây nghiện, bạn cần mang theo chỉ định của bác sỹ để chứng minh đó là thuốc điều trị mà mình cần sử dụng. Một số quốc gia có thể không cho phép bạn mang các loại thuốc này lên máy bay nếu không có giấy xác nhận của bác sỹ. Tương tự như vậy, người bệnh đái tháo đường cần mang theo ống tiêm, kim tiêm insulin cũng cần có giấy xác nhận của bác sỹ.
Bình luận của bạn