Tại sao có người bị di chứng phổi dai dẳng sau mắc COVID-19 nặng?

Đa số người bệnh COVID-19 sẽ phục hồi hoàn toàn, nhưng một số vẫn phải chịu các hậu quả về lâu dài

Chủng phụ XBB của Omicron chiếm 18% số ca nhiễm biến thể COVID-19 ở Mỹ

Tháng Tết: Tăng cường phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là dịch COVID-19

WHO ước tính tỷ lệ tử vong liên quan tới COVID-19 vượt thống kê

COVID-19 đẩy nhanh quá trình lão hóa não ở người

Một số người sau khi mắc COVID-19 sẽ phải trải qua nhiều triệu chứng hậu COVID-19 khó chịu. Đặc biệt, tình trạng suy giảm chức năng phổi có thể xảy ra ở một số người, dù cơ chế của tình trạng này vẫn chưa rõ ràng.

Trước đây, các nghiên cứu lâm sàng đã chỉ ra rằng một số người mắc hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng do COVID-19 có nguy cơ bị biến chứng phổi cao hơn. Điều này là do nhiễm COVID-19 cấp tính nghiêm trọng có thể dẫn đến tình trạng viêm quá mức trong đường thở. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn chưa làm rõ được liệu các bệnh lý phổi sau COVID-19 là do sự tồn tại dai dẳng của phản ứng viêm gia tăng, hay do một số con đường khác.

Các nghiên cứu gần đây đã xác định sự gia tăng tế bào lympho T CD4+ và CD8+ có liên quan đến tình trạng viêm tủy ở những bệnh nhân có bất thường nhu mô phổi sau COVID-19. Một nghiên cứu mới trên tạp chí Science Translational Medicine (Mỹ) cũng đã tiến hành phân tích những người phải nhập viện vì mắc COVID-19 nặng, nhằm xác định các cơ chế miễn dịch dẫn tới các biến chứng phổi.

Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ

Các nhà khoa học đã tìm kiếm những người mắc COVID-19 trong khoảng thời gian từ 1/3/2020 - 1/11/2021. Theo đó, những người này sẽ được chia thành 7 nhóm theo mức độ nghiêm trọng khi mắc COVID-19:

Người mắc COVID-19 nghiêm trọng sẽ phải nhập viện để được điều trị kịp thời

Người mắc COVID-19 nghiêm trọng sẽ phải nhập viện để được điều trị kịp thời

1. Không phải nhập viện, tiếp tục thực hiện được các hoạt động thường ngày.

2. Không phải nhập viện nhưng không thể tiếp tục thực hiện các hoạt động thường ngày.

3. Nhập viện nhưng không cần sử dụng liệu pháp oxy.

4. Nhập viện và phải sử dụng liệu pháp oxy.

5. Nhập viện và phải thở máy không xâm lấn, áp dụng liệu pháp oxy lưu lượng cao qua mũi hoặc cả 2.

6. Nhập viện và phải thở máy không xâm lấn, áp dụng phương pháp oxy hóa qua màng ngoài cơ thể (hay tim phổi nhân tạo, ECMO) hoặc cả 2.

7. Tử vong.

Trong số đó, nhóm từ 5 - 7 là nhiễm COVID-19 nghiêm trọng; Nhóm từ 1 - 3 là mắc COVID-19 nhẹ. Những người tham gia được xét nghiệm, lấy mẫu máu từ 3 - 6 tháng/lần sau khi xuất viện. Họ cũng được xét nghiệm chức năng phổi, chụp CT ngực và trả lời một số bảng câu hỏi về chất lượng cuộc sống thường ngày.

Kết quả nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt về hệ protein huyết tương giữa những người mắc COVID-19 nặng và nhẹ. Theo đó, 63 protein đã được xác định có sự thay đổi về nồng độ, trong đó hầu hết là tăng, trừ 4 loại giảm nồng độ. Hơn nữa, sự phong phú của "con đường truyền tín hiệu qua trung gian cytokine", "phản ứng miễn dịch" và "quá trình hệ miễn dịch" đã được quan sát thấy từ 3 - 6 tháng sau khi khỏi COVID-19.

Trong số 46 người mắc COVID-19 nặng, có 26 người có sự thay đổi ở các mô liên kết (kẽ) phổi trong vòng 3 - 6 tháng sau khi xuất viện. Những thay đổi như vậy có liên quan đến việc giảm chức năng phổi, khiến các triệu chứng trầm trọng hơn. Những thay đổi này cũng có thể liên quan tới các dấu hiệu miễn dịch tiền viêm, cụ thể là lượng bạch cầu trung tính dai dẳng trong huyết tương.

 

Hơn nữa, các nhà khoa học cũng quan sát được có 53 gene đã bị điều chỉnh lại, chủ yếu bao gồm các gene gây viêm hoặc các gene bảo vệ, chống lại virus. Sự phong phú của “phản ứng tế bào với nhóm protein interferon type 1” và "con đường truyền tín hiệu qua trung gian cytokine" cũng được quan sát thấy ở những người mắc COVID-19 nặng.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có sự gia tăng tổng số lượng bạch cầu trung tính ở những người có sự thay đổi ở các mô liên kết phổi. Trong huyết tương, nồng độ myeloperoxidase - enzyme do bạch cầu tiết ra (có vai trò trong việc tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh) cũng có tương quan nghịch với sự suy giảm chức năng phổi và tương quan thuận với kết quả X-quang.

Sự phong phú của các enzyme kinase điều hòa miễn dịch và tăng sinh cũng đã được quan sát thấy ở các thụ thể cytokine tiền viêm. Bệnh phổi kẽ sau COVID-19 được báo cáo là do nhiễm virus nguyên phát và phản ứng viêm của người bệnh, với các bẫy bạch cầu trung tính ngoại bào là một yếu tố thúc đẩy quan trọng.

Với những người có sự thay đổi ở các mô liên kết phổi sau COVID-19, ở lần thăm khám thứ 2 đã có thể giải quyết được một phần các bất thường về tình trạng viêm trong cơ thể.

Nói tóm lại, nghiên cứu này của các nhà khoa học Mỹ đã nêu ra được các con đường miễn dịch liên quan đến những thay đổi ở các mô liên kết phổi sau COVID-19. Tình trạng viêm mạn tính xảy ra ở một số cá nhân cần được nghiên cứu thêm, trước khi tìm ra được cách điều trị nhắm mục tiêu.

Vi Bùi (Theo News-medical)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hô hấp