Moderna thu mua công ty của Nhật, ngày càng phát triển hậu COVID-19

COVID-19 có thể coi là “đòn bẩy” cho sự phát triển của Moderna

Tại sao có người bị di chứng phổi dai dẳng sau mắc COVID-19 nặng?

Chủng phụ XBB của Omicron chiếm 18% số ca nhiễm biến thể COVID-19 ở Mỹ

Cách phòng tránh COVID-19, cảm cúm khi đi du lịch ngày lễ

Tháng Tết: Tăng cường phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là dịch COVID-19

Vào ngày 4/1 vừa qua, Moderna đã đồng ý mua OriCiro Genomics - một công ty công nghệ sinh học có trụ sở tại Nhật Bản - với giá 85 triệu USD, nhằm tăng cường khả năng sản xuất công nghệ mRNA.

Giám đốc Điều hành của Moderna, ông Stephane Bancel cho biết sự phát triển của y học là rất quan trọng.

Tháng trước, một loại vaccine thử nghiệm chống ung thư từ Moderna đã được chứng minh có tác dụng chống lại ung thư hắc tố da (melanoma).

Tham vọng tăng trưởng

Trước đại dịch COVID-19, Moderna chỉ tuyển dụng 800 lao động. Tuy nhiên, vào cuối năm 2022, công ty đã có khoảng 4.000 công nhân. Chưa kể, công ty còn có kế hoạch tăng lực lượng lao động toàn cầu lên tới 6.000 người vào cuối năm nay, ông Stephane Bancel cho biết.

Moderna tập trung vào công nghệ mRNA

Moderna tập trung vào công nghệ mRNA

“Công ty chúng tôi đã và đang phát triển rất nhiều. Chúng tôi cũng đang phát triển rất nhiều công nghệ mới và sự tăng tốc này có thể nói là nhờ đại dịch”. Ông cũng chia sẻ rằng mục tiêu của Moderna là trở thành công ty về công nghệ mRNA tốt nhất trên toàn cầu.

“Chúng tôi có cái nhìn dài hạn về mọi việc. Chúng tôi muốn đầu tư vào khoa học tại Moderna và hiện đang mở rộng mục tiêu này. Hiện Moderna có khoảng 500 người đang làm việc để mở rộng hệ thống điều hành công nghệ mRNA. Tuy nhiên, chúng tôi không cho rằng các công nghệ tốt nhất luôn tới từ phòng thí nghiệm của mình. Do đó, chúng tôi muốn tìm kiếm những công nghệ tốt nhất trên toàn thế giới”.

Châu Á - vùng đất đầy tiềm năng

Ông Stephane Bancel tin rằng việc mua lại OriCiro Genomics của Nhật Bản có thể thúc đẩy ngành công nghệ sinh học ở châu Á.

 

“Tôi nghĩ điều này xác nhận được những điều chúng ta đã biết từ lâu. Chất lượng học thuật ở châu Á, ở Nhật Bản, Trung Quốc… nhìn chung rất tốt”, ông Stephane Bancel cho biết, đồng thời nhấn mạnh thêm rằng văn hóa khởi nghiệp và đổi mới đang phát triển tại khu vực này.

OriCiro Genomics đang nghiên cứu phát triển quá trình tổng hợp và khuếch đại một loại phân tử DNA tự do ngoại bào (hay DNA không có tế bào), được sử dụng trong sản xuất mARN. Các công nghệ này có thể hỗ trợ trong việc sản xuất vaccine và các sản phẩm khác của Moderna.

Theo ông Stephane Bancel: “OriCiro đã phát triển một công nghệ đáng kinh ngạc nhằm cắt giảm thời gian sản xuất mRNA. Vì vậy, chúng tôi nghĩ rằng công nghệ này rất khả thi, quan trọng với Moderna. Chúng tôi không quan tâm công nghệ tới từ đâu, chúng tôi muốn có được các công nghệ tốt nhất, bất kể chúng tới từ đâu trên thế giới”.

Moderna đã có sự hiện diện mạnh mẽ ở châu Á, bao gồm việc các sản phẩm của công ty có mặt ở các quốc gia lớn như Nhật Bản và Hàn Quốc. Công ty cũng có kế hoạch phát triển các loại thuốc dành riêng cho khu vực châu Á, bao gồm thuốc điều trị các bệnh phổ biến hơn tại khu vực này như sốt xuất huyết.

Ông Stephane Bancel cũng cho rằng “có rất nhiều lý do khiến chúng tôi hào hứng với châu Á”, nổi bật là những điểm mạnh như nguồn nhân tài dồi dào, đạo đức nghề nghiệp tốt của người dân.

Vi Bùi (Theo Channelnewsasia)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội