WHO: Cần tích hợp biện pháp tự chăm sóc sức khỏe vào hệ thống y tế

Công nghệ số cho phép bác sĩ, nhân viên y tế hỗ trợ bệnh nhân tự chăm sóc sức khỏe tại nhà

WHO công bố hướng dẫn điều trị cai thuốc lá đầu tiên ở người lớn

WHO: Châu Âu chuẩn bị cho một đại dịch cúm gần như "chắc chắn" xảy ra

Quảng Ninh đón đầu tương lai với giải pháp y tế từ xa Telemedicine

Bạn có tin tưởng khám bệnh trực tuyến không?

Tự chăm sóc sức khỏe là xu hướng đang ngày càng phổ biến trên toàn thế giới. Theo TS. Pascale Allotey – Giám đốc Chương trình Nghiên cứu về sức khỏe Sinh sản (SRH) thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), vẫn còn hàng tỷ người trên toàn cầu chưa thể tiếp cận với các dịch vụ y tế thiết yếu. Trong bối cảnh thiếu hụt nhân lực ngành y tế, các biện pháp tự chăm sóc sức khỏe có tiềm năng giải quyết các thách thức do bất bình đẳng, đồng thời giúp bao phủ khả năng tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cần thiết.

Nhân Ngày Chăm sóc bản thân (Self-care) năm 2024, WHO đưa ra hướng dẫn mới về các biện pháp tự chăm sóc sức khỏe. 5 năm qua, đã có khoảng 50 quốc gia triển khai, điều chỉnh chính sách sao cho phù hợp với khuyến nghị của WHO. TS. Allotey nhận định: “Hướng dẫn mới này sẽ là nguồn tài nguyên quan trọng cho các quốc gia trên thế giới khi họ thiết lập, mở rộng hoạt động tự chăm sóc sức khỏe và an sinh cho người dân”.

Theo đó, các biện pháp tự chăm sóc sức khỏe gồm: Dùng thuốc tại nhà; Sử dụng các thiết bị theo dõi và chẩn đoán như kit test COVID-19; Sử dụng thuốc tránh thai; Tầm soát các bệnh lây qua đường tình dục; Đo huyết áp tại nhà; Thử thai; Các biện pháp kiểm soát stress, giảm lo âu và cải thiện các rối loạn sức khỏe tâm thần.

Hướng dẫn của WHO nhấn mạnh, ngành y tế cần cung cấp cho người dân thông tin chính xác và dễ tiếp cận về các lựa chọn tự chăm sóc sức khỏe nói trên. Bên cạnh đó, các nhân viên y tế có vai trò quan trọng trong hỗ trợ người bệnh thực hiện các biện pháp này. Từ dược sĩ tới các bác sĩ gia đình, nhân viên y tế cộng đồng… đều cần tham gia vào tư vấn, giúp đỡ người dân tự chăm sóc sức khỏe.

Sổ Mẹ và Bé phiên bản điện tử dễ tiếp cận hơn phiên bản giấy

Sổ Mẹ và Bé phiên bản điện tử dễ tiếp cận hơn phiên bản giấy

Biện pháp tự chăm sóc sức khỏe cho người dân quyền tự chủ và khả năng tiếp cận tốt hơn tới dịch vụ y tế, đồng thời bảo đảm được sự riêng tư. Không chỉ giúp giảm gánh nặng, can thiệp tự chăm sóc trong cộng đồng còn là lựa chọn thay thế khi xảy ra đứt gãy hệ thống y tế.

Bên cạnh các dạng thông tin truyền thống như tờ rơi, áp phích, các buổi tư vấn trực tiếp, áp dụng công nghệ số (telemedicine) vào chăm sóc sức khỏe cho phép nhân viên y tế tiếp cận người bệnh từ xa, trò chuyện với người bệnh qua tin nhắn hoặc ứng dụng. 

Dựa trên khuyến nghị của WHO, biện pháp tự chăm sóc sức khỏe đã được nhiều quốc gia áp dụng thành công, như chiến dịch tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tự chăm sóc sức khỏe tại Uganda. Thông điệp tự chăm sóc sức khỏe được Bộ Y tế Uganda áp dụng vào 7 vấn đề sức khỏe ưu tiên gồm: Chăm sóc bà mẹ và trẻ em; Kế hoạch hóa gia đình; Phòng bệnh lây qua đường tình dục; Chăm sóc sức khỏe sau nạo thai; Phòng các bệnh không lây nhiễm (tăng huyết áp, đái tháo đường, sức khỏe tâm thần); Chăm sóc sức khỏe thanh thiếu niên; Chăm sóc người cao tuổi.

Ngoài ra, WHO khuyến nghị mỗi phụ nữ mang thai đều mang theo sổ khám bệnh, sổ theo dõi trong suốt thai kỳ để đảm bảo được chăm sóc thường xuyên, phát hiện sớm nguy cơ biến chứng và can thiệp kịp thời. Tại Việt Nam, Bộ Y tế đã ban hành mẫu Sổ theo dõi Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em - công cụ theo dõi sức khỏe liên tục cho phụ nữ có thai và trẻ em đến 6 tuổi. Sổ lưu giữ những thông tin quan trọng về quá trình mang thai của bà mẹ, về sức khỏe và quá trình phát triển của trẻ trong những năm, tháng đầu đời.

 
Quỳnh Trang
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin