Tổ chức Y tế Thế giới mở rộng định nghĩa “bệnh lây truyền qua không khí”

Rút kinh nghiệm từ COVID-19, Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra định nghĩa mới về bệnh lây truyền qua không khí

Người lớn tuổi nên tiêm liều tăng cường COVID-19 vào mùa Xuân

Người làm việc ca đêm tăng nguy cơ bị béo phì

Chuyên gia của WHO chia sẻ những điều cần biết về Hội chứng COVID kéo dài

5 dấu hiệu nhận biết sớm bệnh sởi

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cùng hơn 500 chuyên gia đến từ nhiều lĩnh vực đã đồng thuận đưa ra định nghĩa mới cho khái niệm “bệnh lây truyền qua không khí”.

Trong tài liệu được WHO công bố, thuật ngữ “qua không khí” có thể dùng cho các bệnh truyền nhiễm mà hình thức lây truyền chính qua mầm bệnh di chuyển hoặc lơ lửng trong không khí. Cách mô tả này tương đồng với các thuật ngữ vốn dễ hiểu như bệnh truyền qua “đường nước”.  

Theo WHO, việc thống nhất định nghĩa là bước đầu tiên trong nỗ lực tìm cách ngăn chặn các bệnh lây qua không khí tốt hơn, đối với những bệnh hiện có như sởi, lẫn các mối đe dọa tương lai.

Việc kiểm soát bệnh lây qua đường không khí vốn đòi hỏi biện pháp cách ly nghiêm ngặt và đắt đỏ, như phòng cách ly với áp suất âm, khẩu trang N95 và các trang thiết bị ngăn ngừa hít phải giọt bắn (droplet).

Trước đây, các cơ quan y tế yêu cầu những tiêu chuẩn về bằng chứng ngặt nghèo khi phân loại bệnh lây truyền qua không khí. Những tranh cãi chủ yếu xoay quanh vấn đề kích thước của giọt bắn hoặc hạt khí dung (aerosol).

Theo định nghĩa trước đây của WHO, chỉ một số mầm bệnh lây truyền qua giọt bắn kích thước nhỏ, quãng đường di chuyển dài như virus lao – mới là bệnh lây qua không khí.

Định nghĩa mới của WHO không còn đề cập tới tiêu chí kích thước (giọt bắn hay hạt khí dung). Thay vào đó, các bệnh lây qua không khí được chia thành 2 nhóm: Lây truyền qua hít phải "hạt chứa mầm bệnh đường hô hấp" khi người nhiễm bệnh hít thở, nói, hát, ho, hắt hơi; Hoặc do hạt virus rơi trực tiếp vào miệng, mũi hoặc mắt của người ở gần đó, sau đó đi vào đường hô hấp và gây bệnh.

GS.TS Jeremy Farrar - Giám Đốc Khoa học WHO tin rằng đây là bước đầu giúp tìm ra biện pháp ứng phó tốt hơn với các bệnh lây qua không khí

GS.TS Jeremy Farrar - Giám Đốc Khoa học WHO tin rằng đây là bước đầu giúp tìm ra biện pháp ứng phó tốt hơn với các bệnh lây qua không khí

GS.TS Jeremy Farrar - Giám Đốc Khoa học WHO nhận định, trước đây, các nhân viên y tế không đeo găng tay khi lấy máu người bệnh. Chỉ khi HIV và viêm gan B được coi là bệnh lây qua đường máu, mới có thay đổi trong quy định hành nghề.

"Việc đưa ra thuật ngữ thống nhất giúp thiết lập một hướng đi mới cho chương trình nghiên cứu, cũng như triển khai các biện pháp can thiệp y tế nhằm phát hiện, truyền thông và ứng phó với các mầm bệnh hiện có và trong tương lai”, TS. Farrar cho hay.

Theo Reuters, trong giai đoạn đầu của đại dịch COVID-19 vào năm 2020, một nhóm khoảng 200 nhà khoa học đã kêu gọi WHO công nhận đây là bệnh lây truyền qua không khí. Có nhiều bằng chứng cho thấy những giọt tiết chứa virus SARS-CoV-2 có thể lơ lửng trong không khí, khiến môi trường trong phòng kín trở thành nguồn lây lý tưởng.

Dưới áp lực của giới khoa học, phải tới tháng 7/2020, WHO thừa nhận đây là bệnh có thể lây qua không khí. Sự chậm trễ này khiến ngành y tế tập trung vào các biện pháp ngăn ngừa tiếp xúc như rửa tay, mà không chú trọng quản lý hệ thống thông gió.  

 
Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội