Người làm việc ca đêm tăng nguy cơ bị béo phì

Liên tục thức khuya làm việc đêm ảnh hưởng đến cân nặng thế nào?

Người béo phì tập thể dục sau 18h giảm 61% nguy cơ tử vong

Trẻ béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng

Mẹo giúp trẻ tránh béo phì ngay từ sớm

Thói quen lành mạnh giúp ngăn ngừa béo phì ở trẻ

Vì sao người làm ca đêm dễ bị tăng cân, béo phì?

Thiếu ngủ mạn tính làm gián đoạn nhịp sinh học và có thể góp phần gây tăng cân do ảnh hưởng đến sự cân bằng hormone. Bác sĩ Sharad Sharma, chuyên gia tư vấn phẫu thuật tổng quát, Bệnh viện Fortis Hiranandani (Ấn Độ) cho biết, các hormone như leptin và ghrelin kiểm soát cơn đói và cảm giác no. Khi giấc ngủ bị gián đoạn, hay gặp ở những người làm ca đêm, nồng độ leptin giảm làm báo hiệu cảm giác đói, trong khi mức ghrelin tăng lên dẫn đến kích thích sự thèm ăn.

Bác sĩ cho biết thêm, những người làm việc ca đêm có thể đối mặt với căng thẳng do khối lượng công việc tăng lên, vòng xoáy công việc và sự cô lập xã hội. Sự mất cân bằng này thường dẫn đến ăn quá nhiều, đặc biệt là thực phẩm có hàm lượng calorie cao và thực phẩm chế biến sẵn. Về lâu dài, điều này cũng có thể làm suy giảm quá trình chuyển hóa glucose, dẫn đến tình trạng kháng insulin và tăng khả năng tích trữ chất béo trong cơ thể.

Béo phì kéo theo nguy cơ gặp nhiều vấn đề sức khoẻ

Béo phì ảnh hưởng đến cả sức khoẻ thể chất lẫn tinh thần

Béo phì ảnh hưởng đến cả sức khoẻ thể chất lẫn tinh thần

Theo bác sĩ Sharma, béo phì có liên quan đến loạt các tác động xấu đến sức khỏe, có thể ảnh hưởng đến hầu hết hệ thống trong cơ thể. Béo phì làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh mạn tính như đái tháo đường type 2, tăng huyết áp và rối loạn lipid máu, từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như đau tim và đột quỵ. Béo phì còn làm căng hệ cơ xương khớp, dẫn đến đau khớp, viêm xương khớp và giảm khả năng vận động.

Cân nặng quá mức cũng góp phần gây ra các vấn đề về hô hấp như ngưng thở khi ngủ, suy giảm chức năng phổi và làm tăng nguy cơ thuyên tắc phổi. Béo phì cũng liên quan đến một số loại ung thư gồm ung thư vú, ung thư đại trực tràng, ung thư nội mạc tử cung và ung thư thận. Ngoài ra, béo phì làm tăng khả năng mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), bệnh gan nhiễm mỡ, sỏi mật và viêm tụy, làm tăng thêm mức độ bệnh buồng trứng đa nang (PCOS) và có thể là nguyên nhân gây vô sinh. 

Bên cạnh các vấn đề về thể chất, béo phì cũng có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe tâm thần gồm trầm cảm, lo âu, xấu hổ và tự ti, thường trở nên trầm trọng hơn do sự kỳ thị và phân biệt đối xử của xã hội. Cuối cùng, béo phì làm giảm tuổi thọ và làm giảm chất lượng cuộc sống do gánh nặng bệnh mạn tính và khả năng vận động hạn chế.

Cách tránh béo phì và giảm tác hại sức khoẻ cho người làm việc ca đêm

Làm thế nào giảm thiểu tác hại và chăm sóc sức khoẻ khi làm ca đêm?

Làm thế nào giảm thiểu tác hại và chăm sóc sức khoẻ khi làm ca đêm?

Tuy biết rằng làm ca đêm hại sức khỏe nhưng vì tính chất công việc bắt buộc, nhiều người vẫn phải thức khuya để làm việc. Bác sĩ Sharma gợi ý một số cách có thể giúp giảm tác hại của làm ca đêm đối với sức khoẻ gồm:

- Tạo thói quen ngủ phù hợp với lịch làm việc của bạn. Đặt mục tiêu ngủ sâu giấc 7-9 giờ mỗi ngày dù là ngủ khung giờ nào.

- Cân bằng giữa các bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ để duy trì mức năng lượng trong suốt ca làm việc. Tập trung ăn thực phẩm nguyên chất giàu carbohydrate phức tạp, protein nạc và chất béo lành mạnh để cung cấp năng lượng lâu dài. Tránh ăn uống quá nhiều caffeine và thực phẩm có đường vì có thể dẫn đến suy giảm năng lượng và làm gián đoạn giấc ngủ. Luôn giữ đủ nước bằng cách uống nhiều nước trong suốt ca làm việc, hạn chế uống đồ uống có chứa caffeine và đường.

- Để chống mệt mỏi và giữ sự tỉnh táo khi làm việc ca đêm, bạn nên nghỉ giải lao ngắn để giãn cơ, đi bộ xung quanh hoặc thực hiện các bài tập đơn giản.

- Giảm ánh sáng trong không gian làm việc ca đêm và đeo kính chặn ánh sáng xanh để giảm tác động của ánh sáng nhân tạo lên nhịp sinh học. Sau ca làm việc và trước khi ngủ bù, bạn nên giảm thiểu tiếp xúc với ánh sáng chói và nguồn ánh sáng xanh mạnh từ các thiết bị điện tử.

- Thực hành các kỹ thuật thư giãn như thở sâu, thiền hoặc yoga để giảm căng thẳng và đem lại cảm giác thư thái. Đồng thời, cố gắng duy trì kết nối xã hội.

- Cho phép bản thân có thời gian nghỉ ngơi và phục hồi giữa các ca làm việc, cân nhắc luân phiên xoay làm việc hoặc giảm tần suất làm ca đêm nếu có thể để tránh tình trạng kiệt sức.

 
Nguyễn Thanh (Theo Onlymyhealth)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp