Các mầm bệnh từ động vật lây sang người là một mối nguy sức khỏe cần chú ý
Ẩm thực Hà Nội lọt top 3 thế giới
Tăng cường thanh tra, kiểm tra đột xuất cơ sở giết mổ động vật dịp Tết
An toàn thực phẩm tránh bệnh đường tiêu hóa ngày Tết
49 cơ sở được chỉ định kiểm nghiệm phục vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
Theo các chuyên gia từ WHO, các hệ thống thực phẩm hiện nay đang “thất bại” trong việc bảo vệ người dân khỏi các bệnh đường tiêu hóa. Chế độ ăn uống kém lành mạnh, suy dinh dưỡng cũng là những nguyên nhân chính gây ra nhiều bệnh tật trên toàn cầu.
Theo đó, các hệ thống thực phẩm có thể tác động tới sức khỏe của một người thông qua những yếu tố như: Tạo ra chế độ ăn uống nghèo nàn, mất an toàn thực phẩm, các bệnh lây truyền từ động vật sang người, tăng nguy cơ vi khuẩn kháng kháng sinh, thực phẩm bẩn hoặc thực phẩm giả, ô nhiễm môi trường và các mối nguy khác.
Cần cải thiện mức độ kiểm soát, giám sát các hệ thống thực phẩm
Theo WHO, ngành thực phẩm đang bị ảnh hưởng nhiều bởi biến đổi khí hậu, đại dịch COVID-19 và nhiều yếu tố khác, từ đó ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận và giá cả thực phẩm trên toàn cầu, tác động tới nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa.
Theo một tuyên bố chính thức của WHO, “nhiệt độ tăng, lượng mưa thay đổi và tần suất cao của các sự kiện cực đoan đã ảnh hưởng tới sản lượng cây trồng và vật nuôi, cũng như ảnh hưởng tới phân bố địa lý và sự phát triển của các mầm bệnh, các loại ký sinh trùng, khiến thực phẩm bị ô nhiễm”.
Thay đổi mục đích sử dụng đất, săn bắn và buôn bán động vật hoang dã là các nguyên nhân chính gây mất đa dạng sinh học và thúc đẩy sự lây truyền mầm bệnh từ động vật sang người.
Theo các thông tin được công bố vào năm 2015, ước tính có khoảng 600 triệu người bị ốm, 420.000 người tử vong (trong đó có 125.000 trẻ em dưới 5 tuổi) mỗi năm do ăn phải các thực phẩm bị ô nhiễm. Các số liệu này dự kiến sẽ được cập nhật vào năm 2025.
Vào cuối năm 2022, WHO đã đưa ra chiến lược nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm trong giai đoạn từ năm 2022 - 2030, với mục tiêu giảm thiểu các bệnh do thực phẩm. Kế hoạch đặt mục tiêu giảm 40% gánh nặng bệnh tật do thực phẩm gây ra vào năm 2030.
WHO khuyến nghị các nước thành viên nên lập ra các khuôn khổ chính sách và quy định để hỗ trợ sản xuất và phân phối, cũng như giúp người dân tiếp cận với các chế độ ăn uống lành mạnh hơn. Một yếu tố nữa là cần tăng cường các hệ thống kiểm soát và giám sát thực phẩm quốc gia, nhằm ngăn ngừa, cải thiện khả năng phản ứng khi xảy ra các trường hợp mắc bệnh đường tiêu hóa.
Tất cả các bên liên quan đều phải hành động đồng thời để đảm bảo phản ứng mang tính hệ thống, từ đó giảm thiểu được các rủi ro, đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm.
Cập nhật các bệnh nhiệt đới bị bỏ qua/bỏ quên
WHO cũng mới công bố một báo cáo về các bệnh nhiệt đới bị bỏ quên. Đây là khái niệm chỉ một nhóm các bệnh nhiệt đới đa dạng, phổ biến ở các quốc gia có thu nhập thấp, tại các khu vực đang phát triển ở châu Phi, châu Á và châu Mỹ. Các căn bệnh này do nhiều loại mầm bệnh gây ra, ví dụ như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm…
Một số bệnh có thể kể tới như bệnh Chagas (bệnh nhiễm trùng do nhiễm ký sinh trùng Trypanosoma cruzi), bệnh Echinococcosis (bệnh ký sinh trùng nguyên nhân do sán dây), bệnh do nhiễm ấu trùng sán dây lợn…
Báo cáo cho thấy số người mắc các nhóm bệnh này đã giảm 80 triệu trong khoảng thời gian từ năm 2020 - 2021. Gánh nặng của bệnh do nhiễm sán lá từ thực phẩm cũng đã giảm xuống trong khoảng thời gian từ năm 2015 - 2019.
Bình luận của bạn