Tôi có thể làm gì khi tim đập nhanh?

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tim đập nhanh trên 100 nhịp/phút

Máy khử rung tim gần hết pin có vấn đề gì không?

Điểm qua một số loại thuốc cho người bị nhịp tim nhanh

Nhịp tim không đều: Dấu hiệu bệnh rối loạn nhịp tim không nên chủ quan

Tim đập 110 nhịp/phút có nguy hiểm không, ổn định nhịp tim thế nào?

Bác sỹ Jennifer Robinson trả lời trên trang WebMD (Mỹ):

Chào bạn!

Nhiều người nghĩ trái tim luôn đập theo nhịp rất đều đặn. Nhưng trên thực tế, nhịp tim có thể thay đổi trong suốt cả ngày. Theo đó, tim có thể đập nhanh hơn khi bạn tập thể dục, trải qua các tình huống lo lắng… và đập chậm lại khi bạn thư giãn, nghỉ ngơi.

Tình trạng tim đập nhanh chỉ thực sự đáng lo khi nhịp tim khi nghỉ ngơi của bạn thường xuyên cao hơn 90 nhịp/phút, kèm theo cảm giác hồi hộp, trống ngực, bồn chồn. Nhịp tim khi nghỉ ngơi cao là dấu hiệu cảnh báo trái tim đang phải làm việc vất vả hơn để bơm máu. Về lâu dài, điều này có thể ảnh hưởng tới hoạt động của trái tim, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch khác.

Bạn nên đi khám nếu tình trạng tim đập nhanh diễn ra thường xuyên

Bạn nên đi khám nếu tình trạng tim đập nhanh diễn ra thường xuyên

Nếu nhận thấy tình trạng tim đập nhanh diễn ra thường xuyên, đi kèm với một số triệu chứng bất thường khác như đau tức ngực, khó thở, mệt mỏi… bạn nên đi khám để được bác sỹ chẩn đoán bệnh cụ thể hơn. Các bác sỹ có thể kê đơn thuốc để điều trị rối loạn nhịp tim, hoặc tư vấn nếu bạn cần thực hiện các phẫu thuật khác để ổn định nhịp tim.

Trước mắt, nếu gặp phải các cơn tim đập nhanh bất thường, bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau để ổn định lại nhịp tim:

- Nghiệm pháp Vagal (Vagal maneuvers): Nghiệm pháp này có thể giúp thiết lập lại nhịp tim bình thường của bạn. Bạn có thể thực hiện bằng cách bịt mũi và miệng, sau đó cố thở ra. Hoặc bạn cũng có thể vỗ chút nước lạnh lên mặt hoặc ho ra thật mạnh để ổn định lại nhịp tim.

 

- Tập thể dục vừa sức: Tập thể dục có thể giúp củng cố sức khỏe trái tim, giúp tim hoạt động hiệu quả hơn về lâu dài. Bạn có thể chọn các bài tập vừa sức, phù hợp với sở thích như đi bộ, đạp xe, tập yoga…

- Bỏ thuốc lá: Hút thuốc lá có thể khiến cho động mạch và tĩnh mạch hẹp dần lại. Điều này có thể dẫn tới tình trạng tim đập nhanh hơn.

- Thư giãn: Căng thẳng, lo lắng quá mức có thể làm tăng nồng độ các hormone như adrenaline và cortisol trong máu, từ đó khiến tim đập nhanh hơn. Do đó, bạn nên thử ngồi thiền, tập yoga để giảm căng thẳng, làm giảm nhịp tim khi nghỉ ngơi về lâu dài.

- Ăn nhiều cá hơn: Có chế độ ăn uống lành mạnh là nền tảng để duy trì sức khỏe trái tim. Các loại cá béo có chứa nhiều acid béo tốt cho tim, giúp ổn định nhịp tim tốt hơn.

- Tham khảo dùng thêm chế phẩm chứa thảo dược khổ sâm để giúp ổn định nhịp tim, giảm hồi hộp, trống ngực, lo âu, bồn chồn và ngăn chặn các biến chứng do rối loạn nhịp tim gây ra.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

Vi Bùi (Theo Webmd)

 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương - hỗ trợ làm giảm hồi hộp, trống ngực do nhịp tim nhanh

Với thành phần chính từ thảo dược Khổ sâm, TPBVSK Ninh Tâm Vương hỗ trợ giảm triệu chứng hồi hộp, trống ngực, tim đập nhanh, bồn chồn, lo âu, ổn định nhịp tim và phòng nguy cơ suy tim do rối loạn nhịp cho người bị rối loạn nhịp tim.

ninh-tam-vuong

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Số điện thoại: 0243 775 9865 - 0981 238 219.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị