Cảnh giác với một số nguyên nhân khiến tim đập nhanh sau ăn

Uống nhiều rượu bia, đồ uống chứa caffeine… có thể là nguyên nhân khiến tim đập nhanh hơn

Nhịp tim không đều: Dấu hiệu bệnh rối loạn nhịp tim không nên chủ quan

Tim đập 110 nhịp/phút có nguy hiểm không, ổn định nhịp tim thế nào?

Người bị rung nhĩ có phải bỏ thói quen uống rượu bia không?

Bị rối loạn nhịp tim, tim đập mạnh khi nằm có bất thường không?

Các thực phẩm có thể gây nhịp tim nhanh, đánh trống ngực

Thực phẩm, đồ uống có chứa caffeine

Nhiều chuyên gia cho rằng các chất kích thích như caffeine có thể làm tăng nhịp tim sau khi ăn, đặc biệt nếu bạn “nạp” quá nhiều caffeine vào cơ thể. Do đó, bạn chỉ nên ăn/uống các thực phẩm có caffeine (như cà phê, trà đặc, nước ngọt, nước tăng lực, chocolate…) ở lượng vừa phải.

Rượu bia

Uống nhiều rượu bia, các loại đồ uống có cồn có thể khiến tim đập nhanh hơn. Nguyên nhân là bởi các loại đồ uống này có thể tác động lên dây thần kinh phế vị, từ đó kích hoạt tim đập nhanh hơn. Điều này đặc biệt đúng với những người bị rung nhĩ kịch phát.

Rung nhĩ kịch phát là tình trạng rối loạn nhịp tim xảy ra ở các buồng tim trên, có thể do đồ uống có cồn gây ra. Một nghiên cứu của các nhà khoa học từ Đại học California (Mỹ) cho thấy người bị rung nhĩ kịch phát có nguy cơ bị tim đập nhanh sau khi uống các loại đồ uống có cồn (đặc biệt là bia) cao hơn 4,42% so với những người mắc các dạng rối loạn nhịp tim khác.

Uống nhiều rượu bia có thể kích hoạt cơn nhịp tim nhanh ở người bị rung nhĩ kịch phát

Uống nhiều rượu bia có thể kích hoạt cơn nhịp tim nhanh ở người bị rung nhĩ kịch phát

Thực phẩm giàu tyramine

Nhiều chuyên gia chỉ ra rằng các thực phẩm giàu tyramine (một loại acid amin) như phô mai, rượu vang đỏ, chuối và chocolate… có thể gây ra cơn rung nhĩ, nhịp tim nhanh sau khi ăn.

Một số loại thảo dược

Một số loại thảo dược như ma hoàng (ephedra), nhân sâm, nữ lang (valerian), quả sơn tra/táo gai (hawthorn)… cũng có thể là nguyên nhân gây tim đập nhanh sau khi ăn.

Một số vấn đề có thể dẫn tới tim đập nhanh sau ăn

Trào ngược acid

Một nghiên cứu từ Đại học Stanford (Mỹ) đã chỉ ra rằng trào ngược acid có thể dẫn tới tim đập nhanh sau khi ăn. Theo đó, những người tham gia chỉ giảm được tình trạng tim đập nhanh sau khi dùng thuốc ức chế bơm proton để điều trị bệnh trào ngược dạ dày - thực quản.

Thay đổi hormone

Thay đổi hormone cũng có thể là nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim ở phụ nữ

Thay đổi hormone cũng có thể là nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim ở phụ nữ

Sự dao động nồng độ estrogen trong cơ thể cũng có thể ảnh hưởng đến tim. Estrogen là một thành phần quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của các mô trong cơ thể bạn, bao gồm cả các mô của hệ tuần hoàn, cơ tim. Trên thực tế, các trường hợp phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh bị tim đập nhanh sau ăn không phải là hiếm gặp.

Tác dụng phụ của một số loại thuốc

Một số người có thể nhạy cảm với các loại thuốc trị cảm lạnh, cúm. Do đó, bạn nên trao đổi kỹ với các bác sỹ, dược sỹ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc không kê đơn nào, đặc biệt nếu bạn đang phải dùng các loại thuốc điều trị bệnh khác.

Một số người bệnh đái tháo đường đang phải dùng thuốc tiêm insulin cũng có thể gặp phải tình trạng tim đập nhanh nếu lượng đường huyết hạ xuống quá thấp. Do đó, người bệnh đái tháo đường cần chú ý theo dõi đường huyết thường xuyên, đồng thời có chế độ ăn phù hợp để tránh tình trạng tim đập nhanh sau khi ăn.

Các bệnh tim mạch có thể gây đánh trống ngực sau ăn

 

Trong một số trường hợp, nhịp tim tăng nhanh sau khi ăn có thể là vô hại. Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên, đi kèm với triệu chứng rối loạn nhịp tim, bạn nên cảnh giác vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh tim tiềm ẩn như rối loạn nhịp tim nhanh, rối loạn nhịp tim chậm, rung nhĩ, cuồng nhĩ, bệnh tim thiếu máu cục bộ…

Làm sao khắc phục tình trạng tim đập nhanh sau khi ăn?

Trong trường hợp tim đập nhanh do ảnh hưởng của một số loại thực phẩm, bạn nên chủ động hạn chế các thực phẩm này để xem có thể ổn định nhịp tim hay không. Tốt hơn hết, bạn nên ghi lại các món mình đã ăn, cũng như theo dõi các triệu chứng khó chịu mình gặp phải sau mỗi bữa ăn (nếu có).

Trong trường hợp tim đập nhanh do ảnh hưởng của một số vấn đề sức khỏe, các bác sỹ sẽ đưa ra cho bạn hướng điều trị phù hợp, có thể kết hợp cùng việc thay đổi lối sống lành mạnh hơn.

Ăn các thực phẩm tốt cho tim mạch có thể giúp giảm tình trạng tim đập nhanh sau khi ăn, đồng thời giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Cụ thể, nhiều chuyên gia khuyên bạn nên ăn các thực phẩm như các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, cá béo, dầu olive, trái cây tươi, rau củ tươi… để cải thiện sức khỏe tim mạch.

Vi Bùi (Theo Flo.health)

 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương với thành phần chính từ Khổ sâm dùng cho người rối loạn nhịp tim có công dụng:

- Hỗ trợ giúp người bị rối loạn nhịp tim giảm triệu chứng hồi hộp, trống ngực.

- Hỗ trợ giúp phòng ngừa nguy cơ suy tim do rối loạn nhịp.

Sản phẩm phù hợp cho người:

- Rối loạn nhịp tim nhanh (nhịp nhanh nhĩ, thất, nhịp nhanh xoang).

- Đối tượng có nguy cơ cao như: Người mắc các bệnh tim, bệnh mạch vành, người bị di chứng sau biến cố tim mạch…

ninh-tam-vuong

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Số điện thoại: 0243.775.9865 - 0981.238.219.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch