Nhịp tim không đều: Dấu hiệu bệnh rối loạn nhịp tim không nên chủ quan

Khi nào bạn cần cảnh giác với bệnh rối loạn nhịp tim?

Người bị rung nhĩ có phải bỏ thói quen uống rượu bia không?

Bị rối loạn nhịp tim, tim đập mạnh khi nằm có bất thường không?

Cần làm gì để có nhịp tim ổn định?

Tim đập không đều là bệnh gì, có nguy hiểm không?

Theo bác sỹ John Hummel từ Bệnh viện Tim Richard M. Ross (Mỹ), nhịp tim không đều là một tình trạng khá phổ biến. “Dù tình trạng này không phải lúc nào cũng cần được điều trị. Tuy nhiên, bạn cũng không thể chủ quan, mất cảnh giác vì nhịp tim không đều có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh rối loạn nhịp tim nguy hiểm”.

Những nguyên nhân gây nhịp tim không đều

Một số yếu tố bên ngoài có thể tác động tới nhịp tim, khiến cho nhịp tim đập không đều đặn, bao gồm:

- Bạn uống quá nhiều rượu bia hoặc các thức uống có chứa caffeine.

- Mất nước, thiếu nước.

- Lạm dụng các chất kích thích.

- Sốt.

- Bạn gặp phải một số vấn đề sức khỏe như thiếu máu, ngưng thở khi ngủ.

- Bạn bị xúc động, căng thẳng quá mức.

- Phụ nữ đang mang thai.

- Ảnh hưởng của chế độ ăn uống, tập thể dục.

Uống quá nhiều cà phê, trà đặc… cũng có thể khiến nhịp tim không đều

Uống quá nhiều cà phê, trà đặc… cũng có thể khiến nhịp tim không đều

Theo lời khuyên của bác sỹ John Hummel, bạn nên ghi chú lại thời điểm gặp phải tình trạng nhịp tim không đều. Ở những người trẻ tuổi, tình trạng nhịp tim không đều có thể tới rồi đi, nhưng không phải lúc nào tình trạng này cũng nguy hiểm và cần điều trị. Những ghi chép của bạn sẽ giúp bác sỹ xác định được nguyên nhân nhịp tim không đều.

Nhịp tim không đều: Dấu hiệu bệnh rối loạn nhịp tim

Trong một số trường hợp, nhịp tim không đều, tim bỏ nhịp, tim đập quá nhanh hoặc quá chậm có thể là dấu hiệu cảnh báo một số dạng bệnh rối loạn nhịp tim. Theo đó, nhịp tim không đều có thể có thể làm tăng nguy cơ gặp phải một số biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, đột tử.

Tuy nhiên, do bản thân bạn cũng không thể biết được rằng liệu tình trạng nhịp tim không đều có phải dấu hiệu của các bệnh tim mạch nguy hiểm hay không, hãy chủ động đi khám nếu nhịp tim không đều diễn ra thường xuyên, đi kèm với một số triệu chứng khác như đau tim, căng thẳng, choáng ngất, đau tức ngực, phù chân, khó thở…

Các xét nghiệm, bài kiểm tra giúp chẩn đoán rối loạn nhịp tim

Thông thường, các bác sỹ có thể đề nghị bạn làm xét nghiệm di truyền, siêu âm tim để đánh giá cấu trúc, chức năng tim. Bạn cũng có thể cần thực hiện bài kiểm tra mức độ gắng sức tim mạch khi tập thể dục (có thể là đạp xe hoặc chạy bộ với máy).

Trong một số trường hợp, bạn có thể cần theo thiết bị theo dõi nhịp tim di động (hay máy đo điện tim Holter) trong vòng 24 - 48 giờ để ghi lại mọi nhịp tim không đều có thể xảy ra.

Điều trị nhịp tim không đều như thế nào?

 

Tùy thuộc vào việc bạn bị nhịp tim nhanh hay nhịp tim chậm mà các bác sỹ có thể tư vấn các phương pháp điều trị khác nhau. Thông thường, điều trị nhịp tim không đều cũng chỉ thực sự cần thiết nếu người bệnh gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng, hoặc người bệnh có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch nguy hiểm khác.

Lựa chọn điều trị có thể bao gồm dùng thuốc, thực hiện nghiệm pháp Vagal (Vagal maneuvers), sốc điện chuyển nhịp hoặc thực hiện các phẫu thuật khác.

Dùng thuốc điều trị

Tùy thuộc vào dạng rối loạn nhịp tim và các biến chứng tiềm ẩn mà bác sỹ có thể kê đơn cho bạn dùng một số loại thuốc như thuốc kiểm soát nhịp tim, thuốc làm loãng máu (để ngăn ngừa hình thành cục máu đông)…

Nghiệm pháp Vagal

Nghiệm pháp Vagal có thể tác động tới dây thần kinh phế vị và giúp nhịp tim chậm lại. Bạn có thể thực hiện nghiệm pháp này bằng cách vỗ chút nước mát lên mặt hoặc ho mạnh.

Sốc điện chuyển nhịp

Đây là phương pháp sử dụng năng lượng điện để khôi phục lại nhịp tim bình thường, thường được áp dụng cho người bị rung nhĩ.

Phẫu thuật

Một số phẫu thuật có thể được áp dụng để điều trị nhịp tim không đều có thể kể tới như:

- Triệt đốt rối loạn nhịp tim.

- Cấy ghép máy tạo nhịp tim, máy khử rung tim (ICD).

- Thủ thuật Maze.

- Phẫu thuật bắc cầu mạch vành.

Tham khảo dùng thêm thảo dược Khổ Sâm

Bên cạnh các biện pháp điều trị nhịp tim không đều kể trên, người bệnh rối loạn nhịp tim cũng có thể tham khảo sử dụng thêm chế phẩm chứa thảo dược khổ sâm để ổn định nhịp tim một cách hiệu quả, bền vững.

Theo đó, Khổ Sâm có chứa các hoạt chất tự nhiên giúp làm giảm tính kích thích cơ tim, điều hòa nồng độ của các chất điện giải, ổn định điện thế trong tim, nhờ đó làm giảm và ổn định nhịp tim, giảm hồi hộp, trống ngực, mệt mỏi do rối loạn nhịp gây ra.

Vi Bùi (Theo Wexnermedical/Mayoclinic)

 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương - hỗ trợ làm giảm hồi hộp, trống ngực do nhịp tim nhanh

Với thành phần chính từ thảo dược Khổ sâm, TPBVSK Ninh Tâm Vương hỗ trợ giảm triệu chứng hồi hộp, trống ngực, tim đập nhanh, bồn chồn, lo âu, ổn định nhịp tim và phòng nguy cơ suy tim do rối loạn nhịp cho người bị rối loạn nhịp tim.

ninh-tam-vuong

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Số điện thoại: 0243 775 9865 - 0981 238 219.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

 

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch