Những bệnh thường gặp ở giáo viên như: Khàn tiếng, viêm đường hô hấp, rối loạn tâm thần, ung thư...
Giáo viên dùng phấn nhiều có bị lao phổi?
Quy định "không chấm điểm" gây áp lực lớn cho giáo viên
Bí kíp dinh dưỡng hợp lý cho giáo viên
Bảng nội quy hài hước của giáo viên thể dục
Khàn tiếng
Khàn tiếng là bệnh nghề nghiệp thường gặp ở những làm nghề có tần suất nói nhiều, đặc biệt là giáo viên vì họ phải dùng 60% tiếng nói cho công việc và 11% tiếng nói tại bất kỳ thời điểm nào trong cuộc sống.
Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi nhóm các nhà khoa học tới từ Bệnh viện Đại học Ghent (Bỉ), có tới 51,2% giáo viên bị rối loạn giọng nói như khản tiếng, mất tiếng. Trong đó, giáo viên nữ có mức độ rối loạn giọng nói cao hơn đáng kể so với số lượng giáo viên nam (38% so với 13,2%); Có 25,4% giáo viên, chủ yếu là nữ đã tìm cách tự điều trị hoặc nhờ đến sự giúp đỡ của các trung tâm y tế và 20,6% phải nghỉ ít nhất 1 ngày làm việc vì vấn đề rối loạn giọng nói.
Khàn tiếng, mất tiếng không gây chết người nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống cá nhân cũng như công việc giảng dạy của người làm nghề giáo viên. Không chỉ tốn kém trong việc điều trị, khàn tiếng có thể khiến giáo viên phải nghỉ làm, thậm chí mất việc.
Giáo viên không chỉ phải nói nhiều mà còn phải tiếp xúc với bụi phấn thạch cao và hít vào phổi khối lượng bụi phấn rất lớn. Bụi phấn tích tụ lâu ngày thường gây ra các vấn đề như: Viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm họng, viêm phế quản, hen suyễn...
Khi bị viêm nhiễm lâu, sức đề kháng của cơ quan hô hấp sẽ bị giảm đi. Kết quả là, khi các vi khuẩn lao tấn công cơ thể thì nguy cơ mắc lao phổi sẽ cao hơn. Có người đã phải bỏ nghề dạy học vì nguyên nhân này.
Các bệnh về tâm thần
Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Deutsches Ärzteblatt International, như một hệ quả tất yếu, giáo viên rất dễ bị rối loạn tâm thần như kiệt sức, mệt mỏi và đau đầu thường xuyên hơn so với các nhóm nghề nghiệp khác. Trong nghiên cứu này, những giáo viên tuy có hệ thống tim mạch khỏe mạnh hơn so với những đối tượng nghề nghiệp khác vì họ có nhiều hoạt động thể chất hoạt hơn (khoảng 75% so với 66%), ít có khả năng bị béo phì hơn (khoảng 13% so với 23%) và ít có khả năng hút thuốc (khoảng 14% so với 30%). Tuy nhiên, các vấn đề tâm thần lại phổ biến hơn ở những người làm nghề dạy học: Có nhiều khả năng bị rối loạn giấc ngủ, hay quên, đau nhức, căng thẳng, lo âu, bồn chồn và cảm thấy khó chịu.
Các bệnh về xương khớp
Mỗi tiết học mà giáo viên phải giảng dạy có thể kéo dài từ 40 - 60 phút, thậm chí có thể dài hơn, trong suốt thời gian này, ngồi và đứng là 2 động tác nhiều nhất. Nếu 2 động tác này thường xuyên ở tư thế không đúng như: Ngồi không thẳng lưng, chân không vuông góc với sàn, đứng cong lưng, cúi/rướn người, kiễng gót… sẽ dẫn đến xương khớp về lâu về dài.
Một số bệnh về xương khớp mà giáo viên thường gặp, bao gồm: Đau/vẹo cột sốt, thoái hóa cột sống, thoái hóa đầu gối, đau cổ, đau lưng, thoát vị đĩa đệm…
Trang Health Sina vừa công bố một báo cáo mới của nhóm nghiên cứu Chuyên đề sức khỏe quốc gia Trung Quốc: 70% phụ nữ mắc bệnh ung thư đều là những người hiền hậu ôn hòa, không hay bực tức cáu giận, thường làm những công việc như thư ký, nhân viên văn phòng, người làm công việc tài chính kế toán, giáo viên tiểu học và trung học cơ sở…
Nghiên cứu phân tích, đảm đương những công việc này thường là những người làm việc rất cần mẫn, áp lực công việc tương đối lớn nhưng lại không kịp thời tìm cách giải tỏa, về lâu dài gây bất ổn về tâm lý. Bên cạnh đó, đại đa số họ thường làm công việc tuân theo sự sắp xếp của người khác, có tính cách hướng nội, vì thế dễ cảm thấy cô độc trong cuộc sống và công việc. Yếu tố tinh thần không tốt là chất xúc tác gây nên bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư vú, ung thư cổ tử cung và ung thư dạ dày.
Ngoài ra, cùng với các yếu tố khàn tiếng và các bệnh về hô hấp kể trên, giáo viên cũng nẵm trong nhóm những đối tượng có nguy cơ bị ung thư thanh quản nhiều nhất. Bên cạnh đó, việc soạn giáo án, chấm bài nhiều cũng có thể khiến giáo viên gặp những bệnh về mắt: Tật khúc xạ, khô mắt, tăng nhãn áp...
Bình luận của bạn