Ngay khi phát hiện trẻ nói ngọng, cha mẹ cần giúp trẻ chỉnh sửa ngay
Trẻ chậm nói – chưa chắc đã tự kỷ!
Trẻ chậm nói nên dùng thực phẩm chức năng nào?
Con chậm nói: Lời “tự thú” của mẹ!
Dấu hiệu phát hiện trẻ chậm nói
Tác hại khi trẻ nói ngọng
Bé Nghé nhà chị Thư (Cầu Giấy, Hà Nội) bị nói ngọng từ khi còn nhỏ. Bé thì nói tất cả chữ “gh” thành “h”: “Mẹ lấy cho con cái hế”… Lúc đầu mọi người trong nhà nghe bé nói ngọng thấy đáng yêu và nghĩ rằng đến khi lớn bé sẽ hết ngọng nhưng chị thật sự lo lắng khi năm nay bé đã lên lớp 1 nhưng vẫn chưa hết ngọng. Bị bạn bè ở lớp chê cười, về nhà bé hay cáu gắt, chán không muốn đi học. Mặc dù bé rất thích chơi với bạn bè nhưng vì tật nói ngọng nên các trẻ khác không hiểu ý và dần xa lánh bé.
Trẻ nói ngọng thường không tự tin khi giao tiếp với bạn bè
Theo Thạc sỹ Tâm lý học Nguyễn Thị Quỳnh Trang - Chuyên gia tâm lý trường mầm non Hoàng Gia, cho biết: "Việc nói ngọng khiến người khác không hiểu trẻ đôi khi gây cho con tâm lý thiếu tự tin khi giao tiếp, dễ bực tức, nổi cáu. Vì vậy, bố mẹ cần nhẹ nhàng, kiên trì giúp con khắc phục, tránh tình trạng thúc giục, ép buộc gây ra tâm lý sợ hãi hoặc cáu bẳn, dần dần trẻ ngại nói hơn và rụt rè thu mình trong thế giới riêng".
Trẻ nói ngọng có thể do mắc bệnh
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ nói ngọng. Một số trẻ ngậm núm vú giả nhiều, lâu, lưỡi sẽ có xu hướng thè ra ngoài, nên khi phát âm, theo thói quen, lưỡi trẻ thường đưa ra ngoài khiến âm bị chệch. Ngoài ra, rối loạn phát âm có thể là hậu quả của rối loạn hành vi. Có trẻ chơi game, xem tivi quá nhiều, dẫn tới tình trạng học ngôn ngữ không qua nghe - nói mà qua nhìn - nói, khiến cung thính giác không được kích thích gây rối loạn phát âm. Những trẻ này ngoài nói ngọng còn hay cáu giận.
Bố mẹ cũng ảnh hưởng phần nào đến việc phát triển ngôn ngữ của trẻ, chẳng hạn, khi thấy con nói ngọng bố mẹ không chỉnh ngay từ đầu, ít chơi với trẻ... Một số trẻ còn bắt chước người trong nhà nói ngọng. Vì thế, nếu gia đình có người lớn nói ngọng, trẻ dễ nói theo. Ngoài ra, trẻ mắc một số bệnh dưới đây cũng hay bị nói ngọng.
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị nói ngọng
Viêm tai giữa: Mỗi lần bé Bin con chị Mai nói chuyện là cả nhà lại được cười một trận vì giọng bé "ngọng líu, ngọng lô". Với gia đình chị Mai, chuyện bé còn nhỏ, nói ngọng là bình thường. Tuy nhiên khi bé được 4 tuổi, bé vẫn nói ngọng như ngày bé dù vợ chồng chị vẫn sửa từng chữ cho con. Chị quyết định đưa con đến bệnh viện khám thì mới té ngửa, con chị nói ngọng vì bé bị viêm tai giữa nên sức nghe kém, khiến phát âm không chuẩn.
Theo bác sỹ Đặng Hoàng Sơn – Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Nhi Đồng: “Khi trẻ nói ngọng, nhiều người thường nghĩ đến họng, lưỡi nhưng có một thực tế là trẻ nói ngọng chủ yếu bị viêm tai giữa. Thậm chí có trường hợp trẻ điếc đến độ 2 mà người nhà không hay. Do viêm tai giữa mới khởi phát không có triệu chứng rõ ràng, trẻ không sốt, không bị chảy mủ ra ngoài tai… hơn nữa trẻ còn nhỏ, chưa nói được nên cha mẹ thường không phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm".
Viêm tai giữa có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị nói ngọng
Các cơ hàm yếu: Cơ hàm yếu là nguyên nhân gây nói ngọng. Vì vậy, bố mẹ cần luyện tập cơ hàm cho con bằng phương pháp: Nhai bánh quy giòn, trái cây, rau, các loại thịt… để con có cơ hàm khỏe mạnh.
Dính thắng lưỡi: Dính thắng lưỡi là một dạng dị tật bẩm sinh ở trẻ, do dây thắng lưỡi ngắn hoặc dính dây thắng lưỡi làm lưỡi bé không linh động, dẫn đến phát âm khó khăn, ngọng nghịu. Dính thắng lưỡi có 2 dạng: Dính thắng lưỡi hoàn toàn và dính một phần do thắng lưỡi ngắn.
Các yếu tố khác: Trẻ nói ngọng còn do thanh quản bị tổn thương khiến âm thanh không tròn hay bị liệt lưỡi, lệch khớp cắn (hai khớp thái dương hàm bị lệch do răng mọc lệch hay trẻ bị té), amidan to cũng là nguyên nhân khiến trẻ nói chuyện bị ngọng.
Làm gì khi trẻ bị nói ngọng?
Theo Bác sỹ Đặng Hoàng Sơn, trừ yếu tố liên quan đến giọng địa phương, vùng miền thì trẻ nói ngọng là không bình thường, đặc biệt qua ba tuổi mà trẻ vẫn nói ngọng là dấu hiệu của bệnh lý, cha mẹ nên cần đưa con đi khám.
Thông thường, tình trạng ngọng có thể được cải thiện rõ rệt bằng việc sử dụng ngôn ngữ trị liệu. Với tùy dạng ngọng của trẻ, bác sỹ sau khi thăm khám có thể cho bé tập các bài trị liệu ngôn ngữ chuyên sâu khác nhau. Chẳng hạn, trẻ không phát âm được một từ nào đó thì sẽ có các bài phù hợp để điều chỉnh cho đúng. Việc dùng các bài tập này sẽ giúp trẻ thay đổi cách cấu âm, thay đổi cách sử dụng lưỡi và nói rõ ràng, chuẩn xác hơn.
"Người lớn không nên chủ quan, coi nói là quá trình tự nhiên, để mặc trẻ, cần quan tâm đến sự hành thành ngôn ngữ của trẻ, theo dõi những bất thường để sớm cho con đi khám và can thiệp kịp thời. Những trẻ ngôn ngữ kém, phụ huynh không nên cho tham gia hoạt động nhìn nhiều vì làm cung phản xạ nghe nói gián đoạn, hình thành phản xạ nhìn - nói".
Bình luận của bạn