Hăm tã là một tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh
Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị hăm tã nặng?
4 mẹo nhỏ giúp giảm hăm tã ở trẻ
7 cách dùng dầu olive cho bé: Dưỡng da, trị hăm tã
Những sai lầm thường gặp của cha mẹ trong chăm sóc trẻ bị táo bón
Nguyên nhân khiến trẻ nhỏ bị hăm tã
Có nhiều nguyên nhân có thể gây hăm tã ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu nhất vẫn là do sự hình thành vi khuẩn trong tã, hình thành vi khuẩn trên da của trẻ. Ngoài ra, trẻ còn có thể bị hăm tã do:
- Mặc tã ướt, bẩn trong một khoảng thời gian dài
- Trẻ bị đổ mồ hôi nhiều
- Mặc tã quá chật khiến tã cọ vào da bé
- Trẻ có da nhạy cảm
Có nhiều nguyên nhân gây hăm tã cho bé như tã quá chật, không thay tã thường xuyên...
- Trẻ bị Eczema (chàm), hay viêm da cơ địa.
Dấu hiệu cảnh báo trẻ đang bị hăm tã
- Trẻ bị nổi mụn, phát ban tại khu vực mặc tã
- Bộ phận sinh dục, vùng đùi trên của bé có thể bị tấy đỏ.
- Khi bị hăm tã nặng, vùng da bị ảnh hưởng có thể bị sưng.
Cha mẹ có thể làm gì để giảm hăm tã cho con?
Trong hầu hết các trường hợp, trẻ bị hăm tã chỉ cần chăm sóc tại nhà. Cha mẹ nên làm một số điều sau để giảm hăm tã, giảm khó chịu cho bé:
- Do tã ướt, bẩn là nguyên nhân chính gây hăm tã, bạn nên thay tã thường xuyên cho bé.
- Luôn rửa sạch tay trước và sau khi thay tã. Điều này sẽ giúp ngăn vi khuẩn lây lan sang bé. Thêm vào đó, cha mẹ nên vệ sinh cho bé bằng nước ấm và lau bằng bằng khăn xô sạch.
- Khi vệ sinh cho trẻ, nên nhẹ tay để tránh gây ra cảm giác nóng rát, đau đớn cho bé.
- Nếu có thể, hãy hạn chế cho bé mặc tã để giữ cho da khô ráo, thoáng mát.
- Nếu trẻ thường xuyên bị hăm tã, cha mẹ nên thử đổi loại tã cho con, tốt hơn hết là chọn loại tã được thiết kế cho trẻ có da nhạy cảm.
- Cha mẹ có thể trao đổi với bác sỹ về việc cho bé dùng kem chống hăm để giảm đau, giúp vết hăm mau lành.
- Bạn cũng có thể thử dùng dầu dừa để giảm hăm tã cho trẻ. Hãy thử thoa dầu dừa lên vùng da bị hăm vài lần trong ngày.
Trẻ bị hăm tã khi nào cần đi khám?
Nếu thấy hăm tã đi kèm với một số dấu hiệu sau, cha mẹ nên đưa con đi khám ngay lập tức:
- Các nốt mụn chuyển sang màu vàng do có mủ.
- Trẻ bị sốt cùng với phát ban.
- Nổi mụn nước xung quanh vùng da phát ban.
- Tình trạng hăm tã tiếp tục trở nặng, kéo dài.
Bình luận của bạn