- Chuyên đề:
- Táo bón ở trẻ em
Những sai lầm thường gặp của cha mẹ trong chăm sóc trẻ bị táo bón
Trẻ bị táo bón: Nên bổ sung chất xơ thế nào và bao nhiêu là đủ?
11 món ngon giàu chất xơ giúp điều trị táo bón ở trẻ
Trẻ bị táo bón: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị
Video: Ăn gì giúp giảm táo bón một cách tự nhiên?
Táo bón xuất hiện khi trẻ không đi đại tiện thường xuyên hoặc khi đi đại tiện trẻ có thể bị đau vì phân đã trở nên khô cứng. Một số trẻ vẫn đi ngoài đều đặn mỗi ngày, nhưng mỗi lần đi được quá ít, những bé này cũng có thể bị táo bón.
Mỗi bé có nhịp độ đi đại tiện riêng nhưng nhìn chung trẻ được coi là táo bón nếu đi ngoài dưới 3 lần mỗi tuần, phân ít, cứng hoặc vỡ vụn. Bé cũng được coi là bị táo bón nếu đi ngoài phân quá rắn, cảm thấy căng thẳng và đau khi đi tiêu.
Theo PGS.TS.BS Lê Bạch Mai – Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, trẻ bị táo bón một phần là do hệ tiêu hóa của trẻ chưa thật sự hoàn thiện, loạn khuẩn, đồng thời là do chế độ ăn uống thiếu nước, ít chất xơ. Bên cạnh đó, cũng có thể do một số thành phần có trong sữa mẹ hoặc sữa công thức bé không tiêu hóa được, gây nên táo bón. Trẻ bú sữa ngoài có nguy cơ bị táo bón nhiều hơn trẻ bú mẹ hoàn toàn.
Cách nhận biết trẻ bị táo bón
Tần suất đi đại tiện chỉ là một yếu tố để nhận biết trẻ bị táo bón
Dựa vào số lần đi ngoài của trẻ trong 1 ngày, bố mẹ có thể xác định được trẻ bị táo bón hay không. Bố mẹ nên chú ý theo dõi và có biện pháp khắc phục sớm khi tần suất đại tiện của trẻ như sau:
Trẻ sơ sinh tháng đầu tiên: đi ngoài dưới 2 lần/ ngày.
Trẻ lớn: từ 3 ngày trở lên mới đi ngoài một lần.
Tuy nhiên, tần suất đi đại tiện chỉ là một yếu tố để nhận biết trẻ bị táo bón. Có những bé 2-3 ngày mới đi vệ sinh một lần nhưng phân vẫn xốp, mềm, đại tiện dễ dàng thì bố mẹ yên tâm rằng trẻ không bị táo bón.
Do phân bị hấp thu lại một phần nước nên khi bị táo bón, phân trở nên rắn, khô, thường vón lại từng cục tròn nhỏ như phân dê, khiến bé đại tiện khó khăn, phải ngồi lâu, rặn nhiều gây đau rát hậu môn. Với những trường hợp nặng, phân của trẻ có thể dính máu.
Lười vận động
Sử dụng đồ công nghệ sớm, trẻ lười vận động hơn
Theo Bác sỹ Phạm Thị Thục, Phó Chủ tịch Chi hội Dinh dưỡng Nhi, nguyên Trưởng phòng khám Nhi và Tư vấn Dinh dưỡng, Bệnh viện Bạch Mai, tập thể dục làm tăng lưu lượng máu đến các cơ quan quan trọng của cơ thể, trong đó có hệ tiêu hóa, tăng cường trao đổi chất. Vì vậy, hạn chế vận động và ít khi tập thể dục cũng là nguyên nhân gây táo bón. Nhất là hiện nay, nhiều cha mẹ để trẻ thường xuyên dán mắt vào màn hình tivi xem phim rồi chơi điện tử trên máy tính, ipad, điện thoại thay vì ra sân chạy nhảy vui chơi.
Lạm dụng thuốc thụt hậu môn khi trẻ bị táo bón
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng – nguyên Trưởng Khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) cho rằng, trẻ táo bón chỉ có 5% là do bệnh lý, cấu trúc của đường tiêu hóa hoặc liên quan đến nội tiết, còn lại 95% là do lối sống và cách trẻ đi đại tiện. Nhiều cha mẹ khi thấy con bị táo thường giải quyết bằng thuốc thụt hậu môn. Loại thuốc này có tác dụng kích thích phân ra dễ dàng, giải quyết tình trạng khó chịu cho trẻ nhưng chỉ là giải pháp tức thời.
Ngược lại, lạm dụng thuốc thụt hậu môn lại để lại cho trẻ nhiều hệ lụy. Hệ tiêu hóa của trẻ khá non nớt, khu vực hậu môn lại nhạy cảm, dễ bị tổn thuơng. Dùng lâu ngày còn làm mất đi phản xạ đi cầu ở trẻ. Hơn nữa, các thành phần hóa học trong thuốc thụt có nguy cơ xâm nhập vào đường ruột của trẻ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Tác động này khiến trẻ không còn cảm giác thèm ăn, biếng ăn, dần suy dinh dưỡng.
Cho trẻ ăn dặm sớm
Có nhiều trường hợp bé mới gần 4 tháng đã bị ép ăn bột, hoặc có vẻ thích ăn bột nên người lớn cho bé ăn luôn 3 – 4 bữa một ngày. Việc nếm thức ăn mới có thể bé sẽ thấy thích thú, và muốn ăn nhiều. Nhưng lúc này hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện, chưa thể tiêu hóa được lượng thức ăn ngoài lớn như vậy. Thức ăn không tiêu hóa hết sẽ dẫn đến táo bón.
Sữa là nguồn cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng cho cơ thể trẻ, tuy nhiên việc pha sữa không đúng như hướng dẫn, pha quá đặc hay quá loãng sẽ khiến trẻ không nhận được lượng chất dinh dưỡng đầy đủ,là nguyên nhân gây táo bón.
Một số mẹ không thấy con tăng cân mặc dù tháng trước vẫn tăng đều, trẻ hoạt động nhiều mau đói hơn nên sợ con “thiếu chất” và nảy ra “sáng kiến” pha cùng lúc nhiều loại sữa, hoặc cho thêm 1 muỗng để sữa có “nhiều chất” hơn. Quá tải chất dinh dưỡng làm bé không hấp thu hết được, tiêu chảy, táo bón thay phiên nhau cả tháng trời. Nhiều bé lười ăn nên ông bà hoặc mẹ nấu bột đặc hơn hay pha sữa ít nước đi cho con đỡ uống nhiều, kết cục bé bị táo bón và càng sợ ăn hơn trước.
Cứ táo bón là dùng men tiêu hóa, men vi sinh
Không ít phụ huynh thấy con bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy hay táo bón là nghĩ ngay tới men tiêu hóa hoặc men vi sinh mà không nắm được bản chất cũng như công dụng của 2 sản phẩm này.
Men tiêu hóa được chỉ định dùng khi nghi ngờ hoặc có bằng chứng là bị thiếu men tiêu hóa hoặc muốn tăng cường thêm khả năng tiêu hóa thức ăn của trẻ trong một khoảng thời gian nhất định. Lạm dụng men tiêu hóa trong mọi trường hợp sẽ làm mất sự điều tiết enzym tự nhiên trong cơ thể, khiến cơ thể lệ thuộc vào men được cung cấp.
Men vi sinh được dùng trong các trường hợp trẻ bị rối loạn tiêu hóa, nhưng nếu trẻ bị táo bón mà chỉ dùng men vi sinh thì tác dụng sẽ đến rất chậm. Táo bón ở trẻ em phần lớn có liên quan đến loạn khuẩn đường ruột, cho nên việc bổ sung thêm men vi sinh là cần thiết nhưng vẫn chưa đủ, ba mẹ cần bổ sung thêm đủ lượng chất xơ để giúp trẻ hết táo bón nhanh hơn. Hiện nay đã có sản phẩm bổ sung cả men vi sinh và chất xơ giúp hỗ trợ và phòng ngừa táo bón ở trẻ nhỏ, đồng thời giúp trẻ cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột.
Ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn
Theo bác sỹ Phạm Thị Thục, cuộc sống bận rộn khiến ngày càng nhiều cha mẹ ít có thời gian chăm lo cho con con và thường xuyên ăn uống bên ngoài hoặc cho trẻ ăn các đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn tiện lợi.
Tuy nhiên, thực phẩm chế biến sẵn lại chính là “thủ phạm” gây ra các triệu chứng đầy bụng, táo bón và tiêu chảy nhất là với trẻ em hệ tiêu hóa còn non yếu, khó hấp thu các đồ ăn sẵn thường là chiên, rán, nhiều dầu mỡ. Nếu muốn đường tiêu hóa hoạt động tốt, trẻ phải có chế độ ăn uống lành mạnh, ăn đủ chất, đa dạng thực phẩm, hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn, đồ hộp...
Nhiều nghiên cứu hiện nay cho thấy, Synergy 1 là hỗn hợp 2 chất xơ hòa tan Inulin và FOS với tỉ lệ 1:1. Đây là những chất xơ hoà tan nổi tiếng trong y học với tác dụng phòng ngừa táo bón ở trẻ, và được chiết xuất từ rễ củ của cây rau diếp xoăn – một loại cây chứa hàm lượng chất xơ cao nhất trong tự nhiên. Synergy 1 giúp xử trí táo bón ở trẻ bằng cách hút nước và trương nở tạo hệ gel nhớt làm tăng thể tích phân và kích thích nhu động ruột để đẩy phân ra ngoài. Hơn thế nữa, loại gel này làm chậm lại quá trình tiêu hóa và do đó quá trình hấp thụ thức ăn được thực hiện triệt để. Synergy 1 còn hỗ trợ hấp thu các chất độc có trong hệ tiêu hóa, chúng giúp các phản ứng trao đổi chất dễ dàng được thực hiện.
Ngoài ra, hỗn hợp chất xơ này khi ở trong ruột già còn được các vi khuẩn có lợi lên men sử dụng làm thức ăn, do đó thúc đẩy sự phát triển của hệ lợi khuẩn đường ruột. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, quá trình lên men này sản sinh ra các sản phẩm là các acid béo chuỗi ngắn (SCFA), giúp làm tăng hấp thu canxi cũng như các khoáng chất ở đường tiêu hóa, giúp làm giảm tình trạng còi xương và suy dinh dưỡng ở trẻ.
Trên thị trường hiện nay đã có sản phẩm dành cho trẻ bị táo bón không chỉ chứa chất xơ hoà tan Synergy 1 mà còn chứa men vi sinh Lactobacilus acidophilus và Bifido bacterium là những chủng vi khuẩn có lợi ở đường ruột giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, đảm bảo hệ tiêu hoá của trẻ được khoẻ mạnh.
Nguyên Hương H+
Synergy1 là sự kết hợp hiệu quả giữa chất xơ hoà tan Inulin và FOS, được chiết xuất từ thực vật, khi được bổ sung vào đường tiêu hoá chúng hút nước, trương nở, tạo thành hệ gel nhớt làm mềm và tăng thể tích phân, kích thích nhu động ruột giúp đẩy phân ra ngoài dễ dàng.
Men vi sinh Lactobacilus acidophilus và Bifido bacterium là những chủng vi khuẩn có lợi ở đường ruột giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, đảm bảo cho hệ tiêu hoá khoẻ mạnh.
Nhờ sự kết hợp của chất xơ tự nhiên Synergy1 và các men vi sinh, Bio-acimin Fiber giúp cải thiện hiệu quả tình trạng táo bón của trẻ nhờ 3 tác dụng:
+ Làm mềm và tăng thể thích phân
+ Kích thích nhu động ruột
+ Bảo vệ hệ tiêu hoá non nớt của trẻ.
Bio-acimin Fiber là giải pháp hiệu quả cho tình trạng táo bón ở trẻ em, giúp trẻ đi ngoài đều đặn và dễ dàng.
Bio-acimin Fiber là một dòng sản phẩm của thương hiệu Bio-acimin.
Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
XNQC: 01305/2019/ATTP-XNQC
Hotline: 1900 6436
Website: www.bioacimin.com
Thương nhân sản xuất và chịu trách nhiệm về sản phẩm: CÔNG TY CP DƯỢC PHẨM QD-MELIPHAR
Địa chỉ: Duyên Trường, Duyên Thái, Thường Tín, Hà Nội
Website: ww.duocmelinh.com
Tiếp thị và phân phối: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM VIỆT ĐỨC
Địa chỉ: Lô B10/D6 khu đô thị Cầu Giấy, P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
Website: www.duocvietduc.com
Bình luận của bạn