Trị bệnh thiếu máu bằng thực phẩm

Thường xuyên mệt mỏi có thể là dấu hiệu của bệnh thiếu máu (Ảnh minh họa)

Bài thuốc phòng bệnh thiếu máu cơ tim

Người thiếu máu nên nhai đá lạnh!

Gà hầm cho người thiếu máu

Dinh dưỡng cho người thiếu máu

Nếu khi soi gương, thấy mặt tái, có vẻ mệt mỏi lờ đờ, thì rất có thể, bạn đang bị thiếu máu. Nói chính xác hơn là bạn đang thiếu hồng huyết cầu trong thành phần của máu. Hồng huyết cầu rất cần thiết cho cơ thể vì chúng có nhiệm vụ nhận oxy ở phổi rồi mang đi phân phối cho mọi nơi trong cơ thể.

Một hiện tượng chính của bệnh thiếu máu là thiếu chất sắt trong thành phần máu. Ở Mỹ, 20% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ bị mắc bệnh thiếu máu trong khi chỉ có 2% đàn ông mắc bệnh này. Lý do được đưa ra là phụ nữ bị mất nhiều máu trong các kỳ kinh nguyệt. Ăn ít chất sắt hoặc cơ thể ít khả năng hấp thụ chất sắt cũng là những vấn đề dẫn tới căn bệnh này.

Mỗi ngày, cơ thể con người cần phải hấp thụ từ 7 đến 20mg sắt. Viện Bảo vệ sức khỏe, Phòng bệnh Michigan đưa ra 4 lời khuyên khi sử dụng thực phẩm để ngăn ngừa và điều trị bệnh thiếu máu, là:

1. Ăn thực phẩm nhiều chất sắt

Rau xanh, thịt đỏ, gan bò, gà, vịt, chim, cá, sò huyết, mầm lúa mì.

2. Ăn nhiều hoa quả giàu vitamin C

Hoa quả giàu vitamin C như chanh, cà chua có khả năng kích thích khả năng hấp thụ chất sắt. Thịt đỏ cũng giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn.

3. Tránh uống nhiều trà

Vì trong trà có chất tanin làm giảm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể.

4. Bổ sung thêm sắt từ thực phẩm chức năng

Trong thời kỳ mang thai, hoặc khi mắc một vài bệnh lý, cơ thể cần nhiều sắt hơn nhưng lại khó hấp thụ từ thực phẩm tự nhiên, bạn nên sử dụng thêm thực phẩm chức năng bổ sung sắt. Nên uống sau bữa ăn hoặc trước khi ăn. Không nên uống khi đói, chất sắt sẽ làm dạ dày bị cồn cào, khó chịu. 

Trích “365 Lời khuyên về sức khỏe – Cẩm nang toàn diện về sức khỏe thường ngày” của Tiến sỹ Don R.Powell – Viện Bảo vệ sức khỏe, Phòng bệnh Michigan (Mỹ).
Vân Anh H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Huyết học