Trị gãy xương bằng phương pháp y học cổ truyền?

Nguyên tắc trị gãy xương bằng phương pháp y học cổ truyền là kết hợp giữa động và tĩnh (cố định tại chỗ, vận động sớm) thuốc đắp tại chỗ và thuốc uống toàn thân nâng cao thể trạng tăng lưu thông khí huyết, thúc đẩy liền xương sớm.

Nắn, sửa và cố định:

Nắn, sửa: Tùy theo vị trí xương gãy, vận dụng các thao tác ấn, nắn, kéo để hồi phục vị trí sinh lí của xương.

Cố định: Dùng nẹp tre hay nẹp gỗ, đối với trẻ em có thể dùng mo cau, cố định tại chỗ không quá hai khớp, mỗi tuần bó lại một lần. Khi cố định cần xem màu sắc da có bị loét tại chỗ không, có bị di lệch không.

Chống chỉ định: Phương pháp chữa gãy xương của y học cổ truyền tuy có ưu điểm là: Điều trị toàn diện, chi phí ít tốn kém, bệnh nhân thoải mái hơn, thời gian liền xương và bất động ngắn nhưng có những chống chỉ định cần lưu ý là: Gãy xương hở, đứt mạch máu; gãy xương khớp; mất đoạn xương; giập nát xương.

Các trường hợp trên đây nên đưa đến bệnh viện tây y.


Bài thuốc

Uống trong: Cốt chiết nội phục phương: Đương quy 16g; Cốt toái bổ, Xuyên tục đoạn; Xuyên gia bì mỗi thứ 12g; Hải đồng 0,8g; Tam thất, Nhũ hương, Một dược, Huyết kiệt; Tự nhiên đồng mỗi thứ 0,4g.

Cách dùng: Dùng 2 lít rượu sắc thuốc còn 2 chén uống nhiều lần, hoặc dùng rượu thuốc này nấu với gà giò, nhưng cũng chỉ uống rượu. Rượu uống say càng tốt.

Công dụng: Làm thông huyết và giúp sinh chất xương.

Bó ngoài: Cốt chiết ngoại sát thương: Sanh mã tiền 12g; Sanh thảo ô, Một dược, Quế khâu, Nhũ hương, Tế tân, Cam toại, Đại hoàng, Sanh xuyên ô, Sanh nam tinh, Cam thảo mỗi thứvị 0,8g; Đinh hương, Xích thược, Long não, Băng phiến mỗi thứ 0,4g;

Cách dùng: Các vị tán mạt hòa giấm hay rượu xào ấm bó nơi gãy xương.

Công dụng: Làm thông huyết và giúp sinh chất xương; 24 giờ thay băng một lần

Lương y, Võ sư Nguyễn Tấn Xuân


Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Chăm già