Bỏ thuốc lá, thay đổi lối sống lành mạnh có thể bảo vệ bản khỏi ung thư bàng quang
4 triệu chứng của ung thư bàng quang mà mọi phụ nữ nên biết
Thiếu vitamin D có thể dẫn đến ung thư bàng quang
7 dấu hiệu bệnh ung thư bàng quang mà đàn ông nên biết
Nguy cơ gây ung thư bàng quang của thuốc Actos
Hút thuốc lá
Theo một nghiên cứu trên 450.000 người, những người hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư bàng quang cao gấp 2 lần so với người không hút thuốc. Những người hiện đang có thói quen hút thuốc lá sẽ có nguy cơ tăng gấp 4 lần. Nguyên nhân có thể là do thuốc lá có chứa một số chất có khả năng gây ung thư bàng quang.
Theo một nghiên cứu trên tạp chí Urology, những người nghiện thuốc lá có thể mắc ung thư bàng quang nghiêm trọng hơn, tiến triển nhanh hơn so với những người không hút hoặc chỉ hút thuốc lá rất ít. Những người nghiện thuốc lá thường có chỉ số “bao thuốc - năm” lớn hơn 30.
Chính vì vậy, bạn nên ngừng hút thuốc để làm giảm nguy cơ mắc bệnh.
Bỏ thuốc lá sẽ giúp làm giảm nguy cơ ung thư bàng quang
Thường xuyên tiếp xúc với một số hóa chất
Thường xuyên tiếp xúc với thuốc nhuộm anilin, một số loại amin thơm (aromatic amine) trong môi trường xung quanh có thể làm tăng cao nguy cơ mắc ung thư bàng quang. Trên thực tế, 10% các ca bệnh ung thư bàng quang là do các hóa chất này gây ra.
Chính vì vậy, những người thường phải tiếp xúc với các hóa chất độc hại, đặc biệt là những người làm nghề dệt, in ấn, họa sỹ, thợ cắt tóc, lái xe (phải tiếp xúc nhiều khói xăng dầu), thợ mỏ, công nhân hóa chất… là những người có nguy cơ cao mắc bệnh.
Nhiều nhà nghiên cứu cho thấy nguy cơ phát triển ung thư bàng quang có thể kéo dài trong hơn 30 năm sau khi tiếp xúc với các chất gây ung thư.
Một số bệnh mạn tính
Viêm bàng quang mạn tính có thể dẫn tới ung thư bàng quang
Một số bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi bàng quang, rối loạn chức năng bàng quang… không được điều trị phù hợp có thể gây viêm bàng quang mạn tính, về lâu dài sẽ làm tăng nguy cơ phát triển thành bệnh ung thư bàng quang.
Nước nhiễm thạch tín (arsen)
Nước uống, nước sinh hoạt nhiễm arsen là một trong những yếu tố nguy cơ gây ung thư bàng quang. Hầu hết các nguồn nước chứa hàm lượng arsen cao đều là nước giếng khoan, chính vì vậy người dân nên có các biện pháp kiểm tra, khử độc trước khi sử dụng nguồn nước này.
Một số loại thuốc, thảo dược
Theo nhiều nhà nghiên cứu, sử dụng thuốc đái tháo đường Thiazolidinedione trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư bàng quang. Tuy nhiên nguyên nhân gây ra điều này vẫn chưa được làm rõ.
Ngoài ra, sử dụng cây phòng kỷ (Aristolochia fangchi) cũng được cho là có thể làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang và một số bệnh ung thư đường tiết niệu khác.
Uống ít nước
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng uống nhiều nước, đi tiểu nhiều lần trong ngày sẽ làm giảm nguy cơ mắc ung thư bàng quang. Nguyên nhân là do uống nhiều nước giúp loại bỏ các chất thải, chất độc trong cơ thể, giúp bàng quang hoạt động hiệu quả hơn.
Ngoài ra, có một số yếu tố như giới tính (nam giới dễ mắc ung thư bàng quang hơn nữ giới); tuổi tác (người trên 55 tuổi dễ mắc bệnh hơn), dị tật bẩm sinh hay di truyền cũng có thể làm tăng cao nguy cơ mắc ung thư bàng quang của bạn.
Bạn không thể xóa bỏ hay khắc phục các yếu tố nguy cơ này. Tuy nhiên, thay đổi lối sống lành mạnh, bỏ hút thuốc lá, hạn chế tiếp xúc với các chất độc trong môi trường… có thể giúp bạn làm giảm nguy cơ mắc ung thư bàng quang.
Bình luận của bạn