Các tế bào ung thư phát triển trong nhiều năm
Ca sỹ Trần Lập qua đời vì ung thư trực tràng
8 dấu hiệu cảnh báo ung thư vú chị em buộc phải biết
Uống bia có thể phòng chống ung thư?
5 dấu hiệu của ung thư nội mạc tử cung
Cách sống của bạn ngày hôm nay như thế nào sẽ xác định nguy cơ bạn mắc các bệnh ung thư và nhiều bệnh mạn tính khác trong tương lai, có thể là 30, 40 và 50 năm sau.
Ung thư có diễn ra đột ngột?
Khi tìm hiểu tốc độ ung thư phát triển và lan rộng, bạn cần biết tới khái niệm chu kỳ tế bào – khoảng thời gian cần thiết cho một tế bào phân chia (chẳng hạn như khối u lành tính hoặc ác tính) để tăng đôi kích thước. Chu kỳ tế bào khác nhau tùy thuộc vào từng khối u. Nhưng nếu biết được kích thước của khối u ở 2 thời điểm khác nhau trong cuộc đời, có thể tính toán được thời gian nhân đôi của chúng.
Tế bào ung thư nhân đôi
Ví dụ, một khối u có kích thước 1mm được phát hiện trong phổi bằng biện pháp chụp CT. Nếu khối u này đo được là 15mm sau 2 năm, người ta có thể tính toán được khối u này có thời gian sinh trưởng là 62 ngày. Một điều cần chú ý là một cụm 1mm của tế bào ung thư thường có chứa khoảng 1 triệu tế bào, và trung bình, mất khoảng 6 năm để đạt được kích thước này.
Nhìn chung, 1 khối u không thể được phát hiện nếu nó chưa đạt đến mốc 1mm. Nói theo một cách khác, một người không thể chuyển đột ngột từ thể trạng bình thường sang ung thư và lây lan khắp cơ thể trong một vài tháng hoặc thậm chí 1 năm. Các khối u ung thư đã phát triển từ nhiều năm trước cho đến khi phát hiện ra ung thư bằng mắt thường hoặc ung thư di căn.
Ngăn ngừa ung thư bằng cách nào?
Rõ ràng, ung thư xảy ra không phải do nguyên nhân thiếu may mắn. Đó là kết quả của thiên hướng di truyền, môi trường sống, lối sống. Trong nhiều trường hợp, chúng ta cần tự giảm bớt các nguy cơ bằng cách quan tâm đến việc bảo vệ sức khỏe, sống lành mạnh, khoa học.
Để giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính, bệnh thoái hóa, ung thư, cần:
- Hạn chế đường tinh luyện trong chế độ ăn.
- Hạn chế ăn các loại dầu không lành mạnh (chẳng hạn như acid béo không bão hòa đa).
- Hạn chế tiếp xúc với bức xạ ion hóa và điện từ trường.
- Hạn chế sử dụng thuốc tránh thai và thuốc thay thế hormone.
- Giảm thiểu tiếp xúc với những chất độc ngoại sinh như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, kim loại nặng, dioxin, amiăng, hợp chất hữu cơ dễ bay hơi...
- Giảm thiểu hoặc tuyệt đối không sử dụng thuốc kích thích.
- Bổ sung đủ vitamin D mỗi ngày.
- Tập thể dục thường xuyên và ngủ đủ giấc...
Bài viết do Ben Kim – bác sỹ chuyên chỉnh xương và châm cứu tại Torronto, Canada thực hiện.
Bình luận của bạn