Sử dụng giấm táo có thể giúp làm giảm nguy cơ tăng huyết áp
Giấm táo dùng không đúng cách sẽ gây họa thế này
Giấm táo có giúp giảm đục thủy tinh thể?
Uống giấm táo có thực sự giúp bạn giảm cân?
Những loại thuốc có thể tương tác với giấm táo
1. Giấm táo giảm huyết áp bằng cách giảm hoạt động của enzyme renin
Renin là một enzyme được tiết ra bởi thận có khả năng kích thích cơ thể sản sinh ra angiotensin, gây co mạch và làm tăng huyết áp. Trong một nghiên cứu thực hiện trên những con chuột bị tăng huyết áp cho thấy, acid axetic trong giấm táo có khả năng làm giảm hoạt động của enzyme renin, do đó giúp làm giảm huyết áp một cách đáng kể.
2. Giảm cholesterol và ngăn ngừa mảng bám trong động mạch
Giấm táo có thể giúp làm giảm cholesterol
Huyết áp của cơ thể cũng phụ thuộc vào sực cân bằng của lipid trong mạch máu. Khi xảy ra tình trạng mất cân bằng chất béo trong mạch máu, tức là hàm lượng cholesterol xấu (LDL) và triglycerides tăng cao, trong khi cholesterol tốt (HDL) giảm xuống thì bạn sẽ có nguy cơ cao bị tăng huyết áp do mảng bám hình thành trong động mạch.
Một nghiên cứu lâm sàng kéo dài 8 tuần cho thấy, uống khoảng 30ml giấm táo mỗi ngày (chia làm 2 lần) có thể giúp làm giảm lượng cholesterol xấu và triglycerides ở những người bị tăng mỡ máu.
Lưu ý: Liều lượng giấm táo trên chỉ dùng trong nghiên cứu này. Hầu hết các chuyên gia y tế khuyến cáo mỗi người không nên dùng quá 30ml/ngày.
3. Đào thải chất độc và cải thiện lưu lượng máu
Chất độc trong cơ thể có thể tạo ra các gốc tự do gây hại cho tế bào. Bên cạnh đó, các gốc tự do này còn thúc đẩy quá trình oxy hóa các cholesterol xấu và tạo ra các mảng bám bên trong thành động mạch, kết quả là mạch máu bị hẹp hơn và cản trở lưu thông máu.
Giấm táo được biết đến như một chất giúp giải độc cho cơ thể. Khi nó đào thải chất độc, nó cũng làm giảm các gốc tự do bên trong mạch máu, ngăn ngừa mảng bám và giúp cho máu lưu thông được dễ dàng hơn.
Ngoài ra, tăng huyết áp cũng có thể dẫn đến hình thành các cục máu đông. Giấm táo lại có khả năng ngăn ngừa tình trạng này. Vì vậy, các chuyên gia y tế khuyến cáo có thể sử dụng giấm táo kết hợp với thuốc chống đông máu để giúp cho việc lưu thông máu được bình thường.
4. Giảm huyết áp do béo phì
Bạn có biết, những người thừa cân, béo phì sẽ có nguy cơ cao hơn bị tăng huyết áp? Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, chỉ cần giảm từ 2 - 4kg cũng có thể giúp ngăn ngừa và quản lý tăng huyết áp ở những người có chỉ số khối cơ thể BMI >25.
Một nghiên cứu thực hiện trên những người béo phì ở Nhật Bản cho thấy, uống khoảng 1 thìa canh giấm táo trong 12 tuần liên tiếp có thể giúp họ giảm trung bình khoảng 1,2kg. Trong khi những người uống 2 thìa canh giấm táo thậm chí có thể giảm tới 1,9kg. Đó là do việc tiêu thụ giấm táo sẽ làm tăng cảm giác no, từ đó khiến bạn ăn ít hơn, cũng như giảm tình trạng ăn vặt.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo chỉ nên tiêu thụ khoảng 2 muỗng canh giấm táo/ngày
Người tăng huyết áp sử dụng giấm táo như thế nào là tốt?
Mặc dù chưa có nghiên cứu nào chỉ ra được chính xác hàm lượng giấm táo tối đa đối nên dùng với một người là bao nhiêu. Tuy nhiên, các nhà khoa học khuyến cáo rằng, chỉ nên tiêu thụ khoảng 2 thìa canh giấm táo/ngày và chia thành 2 - 3 lần (khoảng 1 - 1,5 thìa cà phê mỗi lần). Bạn có thể pha loãng giấm táo với các đồ uống khác như nước hoặc sinh tố và uống vào trước mỗi bữa ăn chính. Điều này sẽ giúp bạn tiêu hóa thức ăn tốt hơn và giảm cảm giác thèm ăn.
Ngoài ra, giấm táo còn có thể kết hợp với các món khác như: Salad, mật ong, các món xào…
Bình luận của bạn