Tầm nhìn mới và vai trò “bà đỡ” của VAFF

Ngành TPCN Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển trong những năm tiếp theo

Y tế tuần: BV Phổi Trung ương có giám đốc mới, cứu bệnh nhân bị vỡ tim

Biến thể phụ của Omicron tiếp tục thách thức các loại vaccine

Những điều cần biết về đặt stent động mạch cảnh

Cách phòng ngừa tái phát tai biến

Còn nhớ vào đầu những năm 2000, chúng tôi có chuyến công tác tới Australia. Vào cuối chuyến công tác, anh em trong đoàn kéo nhau tới mấy cửa hàng bán mỹ phẩm, thực phẩm chức năng của người Việt mình trong khu chợ rất đông người Việt ở Sydney. Khi ra về người ít thì chi một vài trăm, người nhiều chi tới cả ngàn đô la Úc mua thực phẩm chức năng (TPCN) và mỹ phẩm về dùng và làm quà. Khi ấy đi nước ngoài về biếu tặng nhau mấy lọ Glucosamin, Omega, Ginkgo Biloba… là rất quý. Còn ở Mỹ hay Canada, trong các siêu thị có cả quầy bán đầy các thứ mỹ phẩm và TPCN. Từ trong nước nghe quảng cáo về thứ sâm Alipas giúp nâng cao sức mạnh đàn ông nhưng tìm trên mấy quầy đó không thấy, vào hỏi cả nơi bán dược phẩm theo đơn cũng không ai biết. Chắc thứ đó dành riêng cho thị trường trong nước.

tpcn3-15035653-220318150356

Ôn lại chuyện cũ để muốn nói rằng TPCN ngay từ đầu đã rất được ưa chuộng với người Việt mình. Thời gian đó, TPCN xách tay, nhập ngoại chiếm thị phầm rất lớn. Nhưng nay thì hàng Việt đã lên ngôi. Trên VTV, giờ vàng chỉ thấy toàn quảng cáo TPCN “made in Vietnam”. Chắc cũng có lý do đây đang là ngành có doanh số lớn? Một số thống kê do Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam (VAFF) công bố cho thấy sự phổ cập ngày càng rộng rãi của TPCN. Theo đó, giai đoạn 2000-2007 khi mới xâm nhập vào Việt Nam, trên thị trường chỉ có khoảng 60-70 sản phẩm trong đó chủ yếu là nhập khẩu, chỉ có 1% dân số trên 18 tuổi dùng TPCN. Từ 2019 đến 2021 thị trường có sự vực dậy mạnh mẽ, bước vào giai đoạn phát triển đỉnh cao của ngành TPCN tại Việt Nam. Dù chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 trong hai năm, số sản phẩm trên thị trường tăng vọt lên 12.000 mặt hàng, trong đó có tới 80% sản phẩm sản xuất trong nước. Nhờ chiến lược truyền thông tích cực giúp xã hội hiểu đúng về TPCN, tỷ lệ người sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng đã tăng lên gần 60 dân số trên 18 tuổi. Với việc thị trường ngày càng mở rộng và doanh số ngành TPCN có mức tăng trưởng cao, ngành TPCN đang có xu thế phát triển nhanh thành ngành Kinh tế- Y tế mũi nhọn của Việt Nam. Đó cũng là sự chỉ đạo định hướng ở tầm chiến lược khi Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đến thăm và làm việc với Hiệp hội TPCN Việt Nam từ năm 2012.

tpcn2-15035691-220318150356

Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam (VAFF) với vai trò là tổ chức xã hội - nghề nghiệp đại diện cho các hội viên là những nhà sản xuất, kinh doanh TPCN, ngay từ khi được thành lập cách nay 15 năm đã trở thành” bà đỡ” cho sự phát triển của ngành TPCN. Tại Đại hội nhiệm kỳ IV của Hiệp hội diễn ra vừa mới đây, đại diện Bộ Y tế là Thứ trưởng thường trực Đỗ Xuân Tuyên tham dự, cho biết Bộ Y tế đánh giá cao vai trò của Hiệp hội trong việc phổ biến, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong việc định hướng phát triển ngành, cũng như việc tham gia phổ biến các quy định của pháp luật liên quan đến sản xuất, kinh doanh đối với TPCN. Bộ Y tế cũng đánh giá cao những đóng góp của Hiệp hội trong việc tham gia cùng với các cơ quan quản lý của Bộ Y tế để xây dựng các chính sách, đặc biệt là các quy chuẩn, tiêu chuẩn về TPCN. Cùng với đó, lãnh đạo Bộ Y tế biểu dương Hiệp hội đã làm tốt công tác tổ chức và phát triển hội viên; Công tác tư vấn, phản biện, bảo vệ quyền lợi chính đáng của hội viên cùng các hoạt động nghiên cứu khoa học, đối ngoại, từ thiện…

anh3-12190183-221210121901

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đánh giá cao vai trò của Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam trong sự phát triển của ngành TPCN

Các đại biểu dự đại hội Hiệp hội TPCN Việt Nam vừa qua, có thể nói đã rất vui mừng trước phát biểu của Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế với lời hứa Bộ Y tế sẽ chỉ đạo các đơn vị chuyên môn xây dựng, cập nhật, sửa đổi, bổ sung các chính sách về quản lý thực phẩm nói chung, trong đó có TPCN nói riêng. Bảo đảm các chính sách minh bạch, công bằng, phù hợp với xu thế phát triển của ngành cũng như hội nhập quốc tế, vừa bảo đảm quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng, vừa tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính phát triển.

 

Với vai trò, chức năng của mình, Hiệp hội TPCN Việt Nam cũng rất đồng tình với ý kiến của lãnh đạo Bộ Y tế về việc tiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn nữa với Bộ Y tế trong việc đấu tranh, ngăn chặn và phê phán các hành vi tiêu cực của một số ít các doanh nghiệp cố tình vi phạm, làm xấu đi hình ảnh của ngành TPCN Việt Nam. Trong các nhiệm vụ lớn đặt ra cho nhiệm kỳ mới, việc đẩy mạnh truyền thông, giáo dục về “3 Đúng” (Hiểu đúng - Làm đúng - Dùng đúng) được xác định là trọng tâm, chiến lược. Đây cũng là một yêu cầu được lãnh đạo Bô Y tế đặt ra cho Hiệp hội. Tạp chí Sức khỏe+, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội tập trung đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền về công dụng, hiệu quả của TPCN tới người tiêu dùng, hỗ trợ mạnh mẽ các doanh nghiệp trong việc giới thiệu, quảng bá sản phẩm, bảo vệ các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh làm ăn chân chính, tuân thủ quy định pháp luật, phản bác những thông tin không đúng về TPCN. Tạp chí Sức khỏe+ đặt mục tiêu phấn đấu trở thành tờ tạp chí khoa học, đại chúng, tin cậy và thiết thực trong việc chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe nhân dân và thúc đẩy sự phát triển của ngành TPCN Việt Nam.

Hiệp hội TPCN Việt Nam, với tầm nhìn của nhiệm kỳ mới, phấn đấu đến năm 2030 trên 90% các nhóm đối tượng Hiểu đúng - Làm đúng - Dùng đúng TPCN; Phát triển ngành TPCN trở thành ngành Kinh tế - Y tế mạnh mẽ, phấn đấu sản xuất TPCN trong nước chiếm 75%, trong đó tự túc nguyên liệu được 60%, xuất khẩu đạt 5 tỷ USD, đưa tỷ lệ người sử dụng TPCN thường xuyên lên 70%.

Ngành TPCN Việt Nam thực sự có cơ hội rất lớn để phát triển và để cơ hội đó trở thành hiện thực cần đến vai trò “bà đỡ” của Hiệp hội TPCN Việt Nam hơn bao giờ hết! 

Diệu Vi
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Góc nhìn quản lý