Ban chấp hành Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam tri ân và chúc mừng nhân sự sau khi kiện toàn - Ảnh: Hiệp Nguyễn
Hiệp hội TPCN Việt Nam: Nỗ lực làm tốt hơn nữa nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ cộng đồng
Bế mạc Giải Bóng bàn Cúp Hội Nhà báo Việt Nam 2023
COP28: Gần 200 nước thông qua thỏa thuận lịch sử về nhiên liệu hóa thạch
Bộ Y tế tổng kết hoạt động y tế tháng 12/2023
Kiện toàn bộ máy nhân sự
Qua hơn 15 năm trưởng thành và phát triển, Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam (VAFF) đã khẳng định được vị thế và uy tín với cơ quan quản lý, thị trường thực phẩm chức năng (TPCN) trong nước và quốc tế.
Tham gia Hội nghị Ban chấp hành mở rộng năm 2023 của Hiệp hội, PGS.TS Nguyễn Thanh Phong – Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho hay: “VAFF được đánh giá là một trong những Hiệp hội tổ chức hoạt động nghiêm túc, bài bản. Điều này được thể hiện qua các hội nghị và báo cáo tổng kết hàng năm của Hiệp hội.” Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cũng ghi nhận sự tham gia, góp ý, phản biện của Hiệp hội trong xây dựng chính sách quản lý TPCN.
Để đạt được điều này, Hiệp hội TPCN ghi nhận vai trò nòng cốt của Ban chấp hành, Ban thường vụ cũng như hơn 6.000 Hội viên cá nhân và tập thể. Trong nhiệm kỳ thứ IV (2022-2027), Hiệp hội đã tiến hành kiện toàn nhân sự tham gia thường trực, thường vụ và Ban chấp hành Hiệp hội.
Theo đó, BS.LG Phạm Hưng Củng – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội vì lý do sức khỏe nên thôi giữ chức vụ Tổng Thư ký Hiệp hội. Đảm nhiệm chức vụ này là TS. Cao Hưng Thái – Nguyên Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế.
Tương tự, Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân Dũng có nguyện vọng thôi giữ chức vụ Viện trưởng Viện Thực phẩm chức năng. Hội nghị đã nhất trí cao với đề cử PGS.TS. Nguyễn Thanh Phong đảm nhiệm chức vụ Viện trưởng Viện Thực phẩm chức năng (VIDS).
Tiếp tục đấu tranh, ngăn chặn các hành vi tiêu cực làm xấu đi hình ảnh của ngành TPCN Việt Nam
Sau khi kiện toàn nhân sự, PGS.TS Trần Đáng – Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam đã đưa ra phương hướng, kế hoạch năm 2024 của Hiệp hội.
Trước hết, PGS.TS Trần Đáng nhấn mạnh, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác giáo dục tuyên truyền nhằm thực hiện phương châm: “Hiểu đúng – làm đúng – dùng đúng” TPCN, nhưng có sự đổi mới về cả nội dung và hình thức.
Chủ tịch VAFF giao nhiệm vụ quản lý website của Hiệp hội cho Tạp chí Sức khỏe+, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội. Nhận nhiệm vụ, nhà báo Vi Quang Đạo – Tổng biên tập Tạp chí Sức khỏe+ chia sẻ, đơn vị mong muốn hợp tác chặt chẽ với các Hội viên để xây dựng dữ liệu lớn về TPCN. Hiện Tạp chí đã triển khai mục “Đèn đỏ", "Đèn xanh” để cảnh báo về các sản phẩm có những vi phạm, sai phạm và hướng dẫn với người tiêu dùng khi lựa chọn mua và sử dụng các sản phẩm TPCN.
Bên cạnh đó, PGS.TS Trần Đáng yêu cầu duy trì và đẩy mạnh các hoạt động phối hợp liên ngành. Trong đó, Hiệp hội cần duy trì và phát huy hoạt động phối hợp với Cục An toàn thực phẩm ở tầm cao mới và toàn diện.
Trong năm 2024, Hiệp hội cũng tập trung đẩy mạnh các vấn đề: Công bố và quảng cáo TPCN; Phòng, chống hàng giả trong lĩnh vực TPCN; Thúc đẩy xây dựng tiêu chuẩn TPCN.
Lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm thông tin, đơn vị sẽ sớm ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe, trước mắt quy định về tính an toàn của sản phẩm. Suốt thời gian qua, Phòng Khoa học kỹ thuật và Tiêu chuẩn đã phối hợp chặt chẽ với Hiệp hội để thu thập nguồn tài liệu tham khảo đầy đủ nhằm đưa ra chính sách quản lý thiết thực.
Trao đổi tại hội nghị, PGS.TS Lê Văn Truyền – Phó Chủ tịch Hiệp hội nhận định, VAFF đã tham gia xây dựng nhiều chính sách quản lý minh bạch, rõ ràng và hợp lý. Rào cản hiện tại là bác sĩ có được kê đơn hay hướng dẫn người dân dùng TPCN dưới bất cứ hình thức nào hay không. PGS.TS Lê Văn Truyền hy vọng, Hiệp hội sẽ tổ chức các hội thảo để học hỏi kinh nghiệm quốc tế để đưa ra chính sách quản lý phù hợp với thực tế, giải quyết được vấn đề trên trong nhiệm kỳ này.
Bình luận của bạn