Vảy nến da đầu và tất tần tật những điều nên biết

Các mảng vảy của bệnh vảy nến da đầu

Cách bảo vệ hệ miễn dịch ở người bệnh vảy nến thể mảng

Cách chăm sóc da khi bị vảy nến thể mảng

Người bị vảy nến thể mảng có nên phơi nắng không?

“Sống chung” với bệnh vảy nến thể mảng như thế nào?

Vảy nến da đầu là gì?

Vảy nến da đầu là một bệnh tự miễn khá phổ biến với sự tăng sinh của các tế bào sừng trong khi lớp tế bào cũ chưa bong ra, do đó hình thành nên các mảng da đỏ hoặc trắng, bong tróc như gàu. Đến nay vẫn chưa tìm ra phương pháp điều trị dứt điểm, các biện pháp can thiệp chỉ có thể giúp giảm triệu chứng của bệnh vảy nến da đầu.

Các triệu chứng điển hình của bệnh vảy nến da đầu:

- Các mảng da viêm đỏ, dày lên, có vảy màu trắng bạc bao phủ.

- Da đầu ngứa, có thể nứt và chảy máu.

- Rụng tóc tạm thời.

Bản thân bệnh vảy nến da đầu không gây rụng tóc, việc gãi nhiều và căng thẳng mới là nguyên nhân dẫn đến rụng tóc. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng, tóc của bạn có thể mọc trở lại sau khi bệnh được điều trị.

Người bệnh thường ngứa ngáy vùng da đầu khi vảy nến

Người bệnh thường ngứa ngáy vùng da đầu khi vảy nến

Nguyên nhân bị vảy nến da đầu

Bệnh vảy nến da đầu chưa xác định được nguyên nhân cụ thể. Các chuyên gia cho rằng căn bệnh là do sự kết hợp của khác nhiều yếu tố. Cụ thể:

- Rối loạn hệ thống miễn dịch: Người bệnh sẽ tạo ra nhiều hơn các tế bào bạch cầu T có nhiệm vụ phát hiện và tiêu diệt các vi khuẩn, vi rút xâm nhập vào cơ thể. Khi số lượng tế bào T tăng lên quá mức sẽ có sự tấn công nhầm vào các tế bào khỏe mạnh kích thích tăng sinh tế bào da dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, mẩn đỏ và bong tróc.

- Yếu tố di truyền: Trong gia đình có người mắc bệnh tự miễn hoặc bệnh ngoài da, thì bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác.

- Căng thẳng: Quá căng thẳng sẽ làm suy yếu hệ thống miễn dịch, gây bệnh vảy nến da đầu.

- Hút thuốc: Khói thuốc là một yếu tố kích thích làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh.

- Béo phì: Theo thống kê, những người thừa cân thường có nguy cơ mắc bệnh vảy nến cao hơn.

- Nhiễm trùng: Những người bị nhiễm trùng, hệ thống miễn dịch bị tổn hại đặc biệt là ở trẻ nhỏ sẽ có nguy cơ mắc vảy nến da đầu cao hơn.

Phương pháp điều trị bệnh vảy nến da đầu

Vảy nến da đầu là một bệnh tự miễn và không thể điều trị khỏi hoàn toàn. Các biện pháp can thiệp chỉ giúp giảm triệu chứng, giảm mức độ lây lan sang vùng da lành và tránh các đợt bùng phát, tái phát bệnh. Cụ thể:

Thuốc trị vảy nến da đầu

Dùng thuốc là cách giúp cải thiện các triệu chứng bệnh vảy nến da đầu một cách nhanh chóng. Dưới đây là một số loại thuốc thường dùng điều trị vảy nến da đầu, người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sỹ khi sử dụng:

- Betamethasone-calcipotriene: Là sự kết hợp của corticosteroid và vitamin D giúp giảm ngứa, mẩn đỏ da.

- Tazarotene: Tăng tốc độ tái tạo tế bào, giảm số lượng các mảng bám và kiểm soát bệnh hiệu quả.

- Calcipotriene: Là dẫn chất của vitamin D có khả năng thay đổi cách tế bào da phát triển trên các vùng da bệnh.

- Retinoids đường uống: Dẫn chất của vitamin A giúp giảm viêm và giảm tăng sinh tế bào.

- Cyclosporine: Điều hòa hệ thống miễn dịch, làm chậm sự sinh sản các tế bào miễn dịch.

- Methotrexate: Ức chế các tế bào da phát triển quá mức.

- Thuốc sinh học: Chúng được tạo ra tại phòng thí nghiệm với tác dụng làm giảm phản ứng miễn dịch của cơ thể qua đó giảm tình trạng viêm và mẩn đỏ da.

Ngoài cách sử dụng thuốc vảy nến da đầu, người bệnh còn có thể áp dụng liệu pháp ánh sáng để điều trị. Các chuyên gia dùng tia cực tím UVA hoặc UVB chiếu lên vùng da bệnh. Tuy nhiên, liệu pháp này có thể tăng nguy cơ ung thư da do đó cần có sự giám sát chặt chẽ của các chuyên gia hoặc nhân viên y tế khi sử dụng.

Chăm sóc da đầu bị vảy nến tại nhà

Một số biện pháp chăm sóc và kiểm soát vảy nến da đầu tại nhà giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh nên được áp dụng đó là:

- Sử dụng dầu gội đầu có chứa các thành phần như cây phỉ, nhựa than, acid salicylic giúp sát khuẩn nhẹ, làm sạch các mảng da đầu bong tróc, giảm ngứa.

- Dung dịch giấm táo: Chứa acid malic và acid lactic giúp loại bỏ các tế bào da chết, làm mềm da đồng thời sát khuẩn nhẹ.

- Gel lô hội: Làm ẩm và mịn da giúp giảm ngứa và các mảng bong tróc.

- Gội đầu bằng bồ kết: Chứa flavonoid giúp làm mềm tóc và ngăn ngừa rụng tóc.

Gội đầu bằng bồ kết hỗ trợ cải thiện bệnh vảy nến da đầu

Gội đầu bằng bồ kết hỗ trợ cải thiện bệnh vảy nến da đầu

Sản phẩm thảo dược hỗ trợ cải thiện và phòng ngừa tái phát bệnh vảy nến da đầu

Bệnh vảy nến da đầu thường dai dẳng, khó điều trị, hay tái phát, do đó bệnh trở thành mối lo ngại của người bệnh. Nắm được thực trạng này, các nhà khoa học đã cố gắng tìm ra và phát triển các sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh. Một trong số đó phải kể đến bộ đôi “Uống trong - dùng ngoài” vừa giúp hỗ trợ giảm triệu chứng bên ngoài, vừa tác động đến nguyên nhân bên trong giúp phòng bệnh tái phát.

Viên uống thảo dược gồm 6 dược liệu quý: Sói rừng, nhàu, bạch thược, hoàng bá, thổ phục linh, chiết xuất nhũ hương tạo thành một công thức toàn diện cho người bệnh vảy nến. Sản phẩm vừa hỗ trợ làm giảm triệu chứng trước mắt trong điều trị bệnh vảy nến; Vừa cung cấp năng lượng tế bào miễn dịch hỗ trợ giúp bảo vệ và điều hòa hệ miễn dịch, chống tự miễn, phòng bệnh tái phát. Đặc biệt, thành phần sói rừng đã được nghiên cứu tại Trung Quốc chứng minh có tác dụng tăng số lượng và tỷ lệ các tế bào miễn dịch giúp bảo vệ hệ miễn dịch ở chuột.

Kem bôi dược liệu chứa chitosan có khả năng chống oxy hóa, kháng khuẩn kết hợp cùng các dược liệu khác như ba chạc, lá sòi, dầu dừa... hỗ trợ giúp nhanh lành sẹo, làm sạch da, làm mịn da và bảo vệ da khỏi các tác động của môi trường.

Bộ đôi sản phẩm đã được tiến hành nghiên cứu lâm sàng tại Bệnh viện Da liễu Trung Ương (2014) và viện Trung Ương Quân Đội 108 (2015) đều cho thấy đem lại hiệu quả tích cực và an toàn cho người bệnh vảy nến.

Vảy nến da đầu không thể chữa khỏi hoàn toàn, tuy nhiên nếu kiểm soát đúng và tốt có thể giúp giảm triệu chứng và phòng ngừa bệnh tái phát. Chính vì vậy, người bệnh vảy nến da đầu nên kết hợp sử dụng sản phẩm có thành phần chính sói rừng giúp tác động đến nguyên nhân của bệnh, tránh tái phát.

Hoàng Phương

 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang và kem dược liệu Explaq – Bộ sản phẩm cho người bị vảy nến, lupus ban đỏ

Kim Miễn Khang chứa: Cây sói rừng, L-carnitine fumarate, nhàu, bạch thược, hoàng bá, thổ phục linh, nhũ hương.

Công dụng: Tăng cường miễn dịch trong các bệnh tự miễn, hỗ trợ làm giảm nguy cơ tiến triển các triệu chứng của bệnh tự miễn.

Đối tượng sử dụng: Lupus ban đỏ, bệnh bạch biến, bệnh vảy nến.

Hướng dẫn sử dụng: Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 4-5 viên, uống trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ, nên dùng liên tục 1 đợt từ 3 - 6 tháng.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!

Kem dược liệu Explaq chứa: Chitosan, chiết xuất lá sòi, chiết xuất phá cố chỉ, chiết xuất ba chạc, dầu dừa, kẽm salicylate, MSM...

Công dụng: Giúp làm thơm, dưỡng da, duy trì độ ẩm cho da; Giúp làm sạch các vảy da và tế bào da chết, làm dịu da khi bị: Viêm da, ngứa ngáy, vảy nến, á sừng, tổ đỉa, bong tróc, vảy da...

Đối tượng sử dụng: Sản phẩm dùng làm sạch tế bào da chết, các loại vảy da cho các trường hợp da bị dày, vảy da,...

Hướng dẫn sử dụng: Thoa ngày 3-4 lần vào các buổi sáng, trưa, tối trước khi đi ngủ.

Sản phẩm Kim Miễn Khang được tiếp thị bởi: Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu

Địa chỉ: 171 Chùa Láng - Phường Láng Thượng - Quận Đống Đa - Hà Nội

Số GPQC:1077/2020/ ATTP-XNQC

ĐT: 024.38461530 - 028.62647169

Sản phẩm Explaq được tiếp thị bởi: Công ty TNHH Mỹ phẩm Spaphar.

Địa chỉ: 173 Chùa Láng - Phường Láng Thượng - Quận Đống Đa - Hà Nội

Số GPQC: 21/2020/XNQCMP-YTHN

SĐT: 024.37757240

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Da liễu