Da dễ bị bầm tím là bị bệnh gì?

Có nhiều nguyên nhân khiến da dễ bị bầm tím

Dùng vỏ chuối để trị mụn cóc, nốt muỗi đốt và vết bầm tím

Bé hay bị bầm tím có phải do thiếu vitamin?

Vết bầm tím trên da mãi không khỏi là bị làm sao?

Sau khi hiến máu, chỗ lấy máu bị bầm tím có làm sao không?

Bạn đang dùng chất bổ sung

Một số chất bổ sung có thể làm tăng nguy cơ khiến bạn bị bầm tím không rõ nguyên nhân, bao gồm: Tỏi, gừng, gingko, nhân sâm, acid béo omega-3, palmetto và vitamin E. Vì vậy, nếu bạn thấy da dễ bị bầm tím khi dùng bất cứ sản phẩm bổ sung nào, tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ hoặc chuyên gia để có biện pháp khắc phục.

Bạn đang già đi

TS. Cory Fisher - bác sỹ đến từ Trung tâm Y tế Cleveland Clinic (Mỹ) cho biết: "Khi bạn già đi, da sẽ trở nên mỏng hơn, các chất béo và collagen bảo vệ mạch máu bị thoái hóa, từ đó khiến các mạch máu dễ bị vỡ hơn và dẫn tới các vết bầm tím không giải thích được".

Bạn đang dùng thuốc làm loãng máu

Theo TS. Fisher, nếu bạn đang dùng các loại thuốc làm loãng máu để điều trị rối loạn nhịp tim hoặc ngăn ngừa cục máu đông, nó cũng có thể là yếu tố gây nên các vết bầm tím. Ngoài ra, các loại thuốc khác có tác dụng tương tự như: Ibuprofen hoặc aspirin mà bạn không ngờ đến cũng có thể là "thủ phạm".

Bạn bị rối loạn máu

Người bị bệnh rối loạn máu sẽ có nhiều khả năng xuất hiện vết bầm trên da

Hemophilia và Von Willebrand là 2 bệnh rối loạn máu có thể gây bầm tím rất dễ dàng. Trong đó, Hemophilia là một tình trạng hiếm gặp gây ảnh hưởng đến khả năng đông máu, khiến cho người bệnh bị chảy máu liên tục, không ngừng dù chỉ có một vết thương nhỏ. Ngược lại, bệnh Von Willebrand lại là một rối loạn đông máu nhẹ hơn và phổ biến hơn thường có đặc điểm gây chảy máu chân răng, chảy máu cam lâu dài, thậm chí có thể gây xuất huyết máu trong nước tiểu hoặc phân ở những trường hợp nặng.

Bạn đang dùng thuốc chống trầm cảm

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, dùng thuốc chống trầm cảm chứa các thành phần như: Fluoxetine, sertraline, citalopram, và bupropion... có thể gây ảnh hưởng đến quá trình đông máu và tăng nguy cơ hình thành các vết bầm tím trên da.

Bạn bị thiếu vitamin

Thiếu hụt vitamin C và vitamin K cũng có thể khiến da dễ bị bầm tím. Vì vậy, nếu thấy các vết bầm tím thường xuyên xuất hiện, hãy đi khám ngay để được kiểm tra và có biện pháp bổ sung phù hợp.

Quang Tuấn H+ (Theo Menshealth)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Huyết học