Kệ hàng bày sữa công thức trẻ em trong siêu thị Target ở Annapolis, bang Maryland, trống không hôm 16/5. Ảnh: AFP
Pha loãng sữa công thức cho trẻ em gây hại gì?
Lưu ý khi cho con uống sữa công thức mẹ nào cũng nên biết
Abbott tại Việt Nam lên tiếng về vụ thu hồi sản phẩm sữa có nguy cơ nhiễm khuẩn
Abbott ra mắt công thức đầu tiên bổ sung phức hợp 5 loại HMOs và Gangliosides
Những kệ hàng sữa công thức trống trơn tại các siêu thị ở thành phố New York, những đứa trẻ sơ sinh phải nhập viện tại Nam Corolina, Georgia, Tennessee do thiếu hụt dinh dưỡng,… Đây là những hình ảnh khó có thể tưởng tượng là đang diễn ra ngay tại chính nước Mỹ.
Trong những tháng gần đây, sữa công thức dành cho trẻ em đã trở thành một mặt hàng hiếm tại nền kinh tế số 1 thế giới.
Theo Datasembly, cơ quan tổng hợp dữ liệu toàn diện về thực phẩm trên thị trường Mỹ cho biết, trong tuần đầu tiên của tháng 5, dự trữ ở Mỹ thấp hơn 43% so với mức bình thường. Một số bang như Texas, Iowa hay Tennessee thậm chí còn chịu ảnh hưởng nặng nề hơn vì hơn 50% các nhãn hiệu sữa dành cho trẻ sơ sinh chính đều đã hết hàng. Tháng 11 năm ngoái, trên toàn quốc, mức thiếu hụt chỉ là 11%.
“Con trai tôi cần sữa công thức. Tôi không hiểu tại sao việc thiếu sữa lại kéo dài đến vậy. Giờ là tháng 5/2022, trong khi việc thiếu sữa đã bắt đầu từ tháng 2/2022. Tôi tưởng nó sẽ chỉ kéo dài trong vài tuần hoặc 1-2 tháng thôi.” - Một bà mẹ ở Mỹ nói với New York Times rằng tình huống này là “một cơn ác mộng”.
Điều gì đang xảy ra?
Theo Wired, tình trạng thiếu hụt sữa bột trẻ em đang diễn ra tại các cửa hàng trên khắp nước Mỹ ban đầu một phần là do chuỗi cung ứng toàn cầu gặp khó khăn liên quan đến đại dịch và lạm phát cao. Tình trạng này càng trở nên trầm trọng hơn khi nhà sản xuất sữa hàng đầu của Mỹ là Abbott tuyên bố tự nguyện thu hồi loại sữa công thức được sản xuất tại nhà máy ở Michigan và đóng cửa nhà máy này sau khi hai trẻ sơ sinh tử vong với nguyên nhân bị nghi là liên quan đến sản phẩm của hãng.
Điều này đã khiến các kệ hàng sữa tại hàng loạt các siêu thị trên toàn nước Mỹ trở nên "trống rỗng" - 70% mặt hàng sữa công thức cho trẻ em đã hết hàng vào tuần thứ ba của tháng 5, tăng so với mức 24% trong tháng 1/2022, theo nhà cung cấp dữ liệu bán lẻ Datasembly.
Trong bối cảnh thiếu hụt sữa bột trên toàn quốc, các bậc cha mẹ ở Mỹ cảm thấy "tuyệt vọng" khi phải vượt qua các tiểu bang và "lùng sục" trên mạng xã hội để tìm nguồn cung cấp hoặc tự làm sữa công thức, bỏ qua những cảnh báo của các chuyên gia về tiềm ẩn những nguy hiểm gây ra cho sức khỏe của trẻ sơ sinh.
Kevin Ketels, người nghiên cứu và giảng dạy về quản lý chuỗi chăm sóc sức khỏe tại Đại học bang Wayne (Mỹ) cho biết: "Thật là sốc khi thị trường sữa bột trẻ em của Mỹ lại dễ bị tổn thương đến mức việc đóng cửa một nhà máy duy nhất đẩy cả nước vào cuộc khủng hoảng lương thực".
Nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng thiếu sữa bột?
Việc thiếu hụt sữa không phải là vấn đề mới, nhưng lý do nào đã khiến tình trạng này trở thành một cuộc khủng hoảng trên khắp nước Mỹ?
Nguyên nhân đầu tiên có thể bắt nguồn là do vi khuẩn.Theo TheGuardian, vào tháng 2, nhà sản xuất sữa bột trẻ em hàng đầu tại Mỹ Abbott đã yêu cầu thu hồi sản phẩm, sau khi 4 trẻ sơ sinh nhập viện vì nhiễm khuẩn. Hai em trong số đó đã tử vong nghi do uống sữa bột được sản xuất tại nhà máy Sturgis, Michigan.
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã điều tra nhà sản xuất sữa bột trẻ em Abbott. Cuộc điều tra đã phát hiện dấu vết của khuẩn Cronobacter sakazakii, một loại vi khuẩn có khả năng gây chết người, trong sữa bột sản xuất từ một nhà máy ở Michigan. Vi khuẩn Cronobacter hiếm gặp, nhưng nó có thể gây nhiễm trùng huyết hoặc viêm màng não và thậm chí dẫn đến tử vong ở trẻ sơ sinh. Sau sự việc, các bậc phụ huynh đã được khuyến cáo không nên mua hoặc sử dụng một số loại sữa bột liên quan đến khu vực nhà máy này.
Cùng với đó là nguyên nhân thứ 2 khi thời điểm này cũng đang diễn ra đại dịch COVID-19 đã làm cho chuỗi cung ứng bị "chao đảo".
Cuối cùng, nguyên nhân thứ 3 dẫn đến cuộc khủng hoảng sữa bột trẻ em lần này được cho là do nguồn gốc từ cấu trúc của ngành cũng như chính sách liên bang ở Mỹ. Theo Wired, thị trường sữa công thức trẻ em trị giá 4 tỷ USD mỗi năm của Mỹ chỉ tính riêng 3 cái tên gồm: Abbott, Mead Johnson và Nestlé (bán sản phẩm dưới thương hiệu Gerber) đã "thống trị" khoảng 90% thị trường Mỹ. Chỉ có khoảng 2% là lượng sữa nhập khẩu và chịu mức thuế cao. Vì vậy, chỉ cần một nhà sản xuất sữa của Mỹ bị ngưng trệ sản xuất, cả thị trường lập tức chịu tác động ngay dù một cuộc điều tra sau đó cho thấy, sản phẩm của Abbott không liên quan tới nguyên nhân dẫn đến 2 ca tử vong ở trẻ sơ sinh do nhiễm khuẩn.
Ngoài ra, theo CDC, gần 50% số trẻ sơ sinh ở Mỹ được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 3 tháng đầu đời, 1/5 trẻ được bú sữa công thức trong những ngày đầu tiên. Và đến 6 tháng, 75% trẻ sơ sinh ở Mỹ đều được uống sữa công thức.
Khi nào cuộc khủng hoảng này chấm dứt?
Một số tín hiệu lạc quan cho các gia đình có con nhỏ ở Mỹ khi tổng thống Joe Biden đã ngay lập tức đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết cơn khủng hoảng như: Ưu tiên hàng đầu cho các nhà sản xuất sữa công thức cũng như các nhà cung cấp nguyên liệu, huy động máy bay quân đội để vận chuyển sữa và nguyên liệu nhập khẩu từ Châu Âu về Mỹ, mà Nhà Trắng gọi là "Chiến dịch Fly Formula".
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) thông báo trong tuần này rằng họ sẽ nới lỏng các quy tắc nhập khẩu. Ngoài ra, FDA và Abbott cũng đã đạt được một thỏa thuận đề xuất cho phép công ty mở lại cơ sở đã đóng cửa ở Michigan, với sự giám sát của một chuyên gia độc lập, theo FDA.
FDA cũng đã công bố một loạt các biện pháp được thiết kế để tăng nguồn cung. Hôm 30/5, cơ quan này cho biết họ sẽ thực hiện các quy trình để giúp các nhà sản xuất sữa bột trẻ em nước ngoài bán sản phẩm của họ ở Mỹ dễ dàng hơn. Hiện Mỹ sản xuất khoảng 98% sữa công thức trong nước.
Bình luận của bạn